Đó là khám phá then chốt của Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi khí hậu và sẽ được đề ra trong cuộc thảo luận về chính sách trong hội nghị quốc tế về thay đổi khí hậu diễn ra vào tháng chạp sắp tới trong đó các nhà lãnh đạo thế giới sẽ duyệt xét lại Hiệp định Khí hậu Paris.
Ủy ban quốc tế về thay đổi khí hậu gọi tắt là IPCC cho biết điều quan trọng là phải giới hạn mức độ nóng ấm toàn cầu là 1,5 độ bách phân, nhằm làm giảm bớt hậu quả của hiện tượng nóng ấm toàn cầu, hơn là mục tiêu hiện nay là 2 độ bách phân.
Thế nhưng Ủy ban cho biết để đạt được mức độ nầy, các nước cần phải nhanh chóng thay đổi sâu sắc và chưa từng có trong mọi lãnh vực của xã hội.
Phúc trình đặc biệt của IPCC về hiện tượng nóng ấm toàn cầu sẽ giữ một vai trò quan trọng trong cuộc họp về Thay đổi khí hậu tại Katowice ở Ba Lan vào cuối năm nay, khi các chính phủ sẽ duyệt xét lại Hiệp định Thay đổi khí hậu Paris.
Được biết Hiệp định nầy tìm cách giới hạn mức gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu là thấp hơn 2 độ bách phân so với thời kỳ tiền kỹ nghệ.
Thế nhưng phúc trình của IPCC cũng tìm thấy mực nước biển sẽ giảm bớt 10 phân vào năm 2100, nếu hiện tượng nóng ấm toàn cầu được giới hạn ở mức 1,5 độ bách phân thay vì là 2 độ.
“Chúng ta không theo đúng tiến độ, khi chúng ta hiện tiến đến mức độ khoảng 3 hay 4 độ bách phân vào năm 2100".
"Nếu chúng ta muốn đạt được mức cắt giảm thán khí như vậy, chúng ta cần phải thay đổi sâu rộng trong mọi lãnh vực của xã hội chúng ta, đó là năng lượng, đất đai, xây dựng, vận tải, thực phẩm, chế độ ăn uống rồi cả thành phố vân vân".
"Chúng ta cần các kỹ thuật tân tiến mới, việc xử dụng năng lượng hữu hiệu, các nguồn năng lượng sạch, ít có việc phá rừng, quản lý đất đai tốt hơn, nền nông nghiệp bền vững và nhiều thứ khác nữa”, Mark Howden.
Một khám phá khác của bản phúc trình là trong khi có đến 99 phần trăm rặng san hô trên toàn thế giới sẽ bị mất đi nếu nhiệt độ tăng hơn 2 độ bách phân, còn nếu nhiệt độ được giới hạn ở mức 1,5 độ, thì sẽ có từ 10 đến 30 phần trăm san hô sẽ được cứu vãn.
Giáo sư Ove Guldberg là giám đốc của Viện Thay đổi Khí Hậu Toàn cầu tại đại học Queensland cho biết, đó là một diễn biến đầy hứa hẹn.
“Việc đó cho thấy một cơ hội thiết yếu qua thời gian, để chứng kiến được hệ sinh thái phục hồi trở lại".
"Quan điểm lạc quan về việc đó, là nếu quí vị có thể phục hồi được một số lượng san hô đáng kể trong tình trạng ổn định đó, thì sẽ có các cơ hội để chúng ta chứng kiến một sự hồi sinh trở lại của một trong những hệ sinh thái quan trọng”, Ove Guildberg.
Phúc trình cho rằng, nếu cho phép nhiệt độ toàn cầu tạm thời gia tăng hơn 1,5 độ bách phân, thì điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ lệ thuộc nhiều hơn về kỹ thuật cắt giảm khí thải trong không khí, để khiến cho nhiệt độ toàn cầu giảm xuống dưới 1,5 độ bách phân vào năm 2100.
Tuy nhiên phúc trình cảnh cáo rằng, những kỹ thuật như vậy vẫn chưa được chứng minh sự hữu hiệu ở mức độ qui mô và có thể kèm theo nhiều rủi ro đáng kể về sự phát triển bền vững.
"Có lẽ các cơ hội đã có sẵn và tôi nghĩ sức mạnh của bản phúc trình nầy, là nó không phải là chuyện dễ dàng để nói rằng, ‘Các chính phủ hãy tiến hành và sửa chữa mọi chuyện cho chúng ta’, mà chính chúng ta phải làm về phần mình nữa”, Peter Newman.
Giáo sư Mark Howden cho biết, điều đó ít nguy hiểm hơn trong việc hoàn thành các chiến lược ngay tức khắc.
“Hãy là thêm nữa ngay bây giờ, bằng cách giảm bớt việc lệ thuộc vào các kỹ thuật mới, để cắt giảm thán khí trong không khí".
"Đây là những kỹ thuật hiện chưa được thử nghiệm đầy đủ và vẫn còn ở trong giai đoạn thí nghiệm trong nhiều trường hợp".
"Việc thực hiện ít hơn hiện nay, sẽ chuyển gánh nặng về trách nhiệm cho các thế hệ về sau”, Mark Howden.
Phụ tá giáo sư Bromwyn Hayward thuộc đại học Canterbury ở Queensland, là một trong các tác giả hàng đầu, trong bản phúc trình của Ủy ban quốc tế về thay đổi khí hậu IPCC.
Bà cho biết, các chính phủ cần phải hành động mạnh mẽ hơn.
“Hiệp định về Thay đổi khí hậu Paris ở mức độ rộng rãi, đòi hỏi các cộng đồng buộc các chính phủ của họ, phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi khí hậu cùng với các cộng đồng quốc tế và đó là lý do vì sao bản phúc trình nầy quan tâm đến".
"Khi chúng ta nói rằng các nước của chúng ta không tiến đến gần mục tiêu cần đến để đạt được sự giảm bớt khí thải mà chúng ta cần thực hiện tại từng quốc gia, cũng như việc đóng góp vào mức độ giảm bớt khí thải toàn cầu, nếu chúng ta muốn thực sự thành công trong việc sửa chữa cho hành tinh nầy và đảo ngược những thay đổi mà chúng ta đã làm”, Bronwyn Hayward.
Còn ông Peter Newman là giáo sư nổi tiếng về Vấn đề Bền vững tại đại học Curtin ở Tây Úc nói rằng, mỗi người Úc có thể tạo nên sự khác biệt.
Ông nói những thay đổi nhỏ nhặt như chế độ ăn uống, giới hạn việc sưởi ấm và hệ thống điều hoà không khí, cũng như việc xử dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là lái xe hơi riêng cũng có thể giúp ích cho quả địa cầu nầy.
“Có những dấu hiệu cho thấy, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa".
"Có lẽ các cơ hội đã có sẵn và tôi nghĩ sức mạnh của bản phúc trình nầy, là nó không phải là chuyện dễ dàng để nói rằng, ‘Các chính phủ hãy tiến hành và sửa chữa mọi chuyện cho chúng ta’, mà chính chúng ta phải làm về phần mình nữa”, Peter Newman.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại