Xét xử các doanh nghiệp với việc làm ngắn hạn trong quan hệ với công nhân

A food delivery bike rider in Sydney

A food delivery bike rider in Sydney Source: AAP

Điều kiện làm việc của những người giao hàng bằng xe đạp hiện được xem xét trong một loạt các vụ kiện mà có thể gây ra hậu quả đáng kể trong một nền kinh tế với các công việc tạm thời và ngắn hạn, được gọi là 'gig economy'.


Một người trước đây từng làm nghề chạy xe đạp giao hàng hiện khiếu nại về quyền lợi của mình với Ủy Ban Công Bằng Nơi Làm Việc, trong khi những người khác lại đưa vấn đề ra trước tòa án liên bang.

Công việc của Joshua Klooger tại Foodora khiến anh ta vui vẻ và tích cực trong công việc khi chạy xe đạp giao thức ăn trong 2 năm qua trên các đường phố của Melbourne.

Thế nhưng quan hệ cuả anh và công ty trở nên xấu đi vào tháng 3 năm nay.

Anh cáo buộc rằng anh và các công nhân hiện bị lợi dung và anh ta bị đuổi việc một cách bất công, khi công khai về mức lương và điều kiện làm việc.

“Họ có vẻ chỉ chú trọng đến khách hàng và các chủ nhân doanh nghiệp cùng các cổ đông của doanh vụ nầy, họ chẳng quan tâm chi đến công nhân làm việc vất vả”.

Anh nầy 28 tuổi, đã mang nội vụ ra trước Ủy ban Công bằng Nơi Làm Việc ở Sydney.

Với sự hỗ trợ của Nghiệp đoàn Công nhân ngành Chuyên chở TWU, anh tranh luận rằng lẽ ra anh được xem là một nhân viên của công ty, chứ không phải là một nhà thầu độc lập và có những quyền lợi và được bảo vệ.

Quyền Tổng Thư Ký TWU là ông Michael Kaine nói rằng, Foodora không thể điều hành theo cách thức hiện giờ như vậy.

“Đây chẳng phải là một loại kinh tế mới và hấp dẫn, mà là một chuyện bóc lột kiểu cũ rồi, hồi thời những năm 1800, thế nhưng lần nầy là do những tỷ phú keo kiệt qua một ứng dụng app và chuyện nầy phải chấm dứt”.

Còn Foodora cho biết họ không bình luận về vấn đề nầy, do nội vụ được đưa ra trước tòa.

Một cuộc điều tra của SBS mới đây đưa ra các trường hợp nguy hiểm mà nhiều người giao hàng gặp phải, kể cả chuyện thiếu huấn luyện.

Chính phủ Victoria sẽ cải tổ luật lệ, như những người chạy xe đạp giao hàng cho các công ty như UberEats, Deliveroo và Foodora có cùng bảo vệ như những người lái xe tải tự mình làm chủ.
"Họ muốn thi hành công việc ở ranh giới của luật pháp, khu vực xám vì vậy tôi nghĩ cần được luật pháp qui định”, Emmanuel Joserand.
Bộ trưởng Quan hệ Kỹ nghệ Victoria là bà Natalie Hutchins cho biết, mục tiêu là cho các công nhân trong các doanh nghiệp ngắn hạn, một khế ước hay tư cách công nhân tự do với một số biện pháp bảo vệ an ninh và an toàn.

"Nếu họ ký một hợp đồng thì họ nên được hưởng mọi quyền lợi, như mức lương cũng như những cam kết theo luật là giấy lương phải được trả trong vòng 30 ngày".

"Chúng ta có quá nhiều các nhà thầu thuộc doanh nghiệp nhỏ vốn thường không chi trả đúng hạn là do các nhà thầu của họ trễ nải, vì vậy đây là một cách thức để chắc chắn rằng việc đó công bằng hơn cho họ”, Natalie Hutchins.

Giáo sư Emmanuel Joserand, giám đốc Trung tâm Phát Huy Sáng kiến Xã hội và Doanh nghiệp thuộc đại học Kỹ Thuật Sydney cho rằng, đó là do ước muốn về sự linh động tại nơi làm việc.

“Các công nhân ước muốn được làm việc một cách khác biệt, được tự do hơn khi làm những việc mà họ muốn, thế nhưng hiện nay  tôi cảm thấy có sự bóc lột của một kiểu mẫu doanh nghiệp, vốn muốn thoát ra ngoài mạng lưới an toàn xã hội mà chúng ta đã thiết lập từ lâu".

"Họ muốn thi hành công việc ở ranh giới của luật pháp, khu vực xám vì vậy tôi nghĩ cần được luật pháp qui định”, Emmanuel Joserand.

Tòa án liên bang sẽ xem xét trường hợp của 3 nhân viên thuộc Foodora vào tuần tới.

Tính chất hợp pháp trong việc sắp xếp công việc cho họ, sẽ được xem xét cẩn thận.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share