Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc

G20 leaders at the Summit

Các lãnh đạo trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 2016 Source: AAP

Hội nghị thượng đỉnh G20 2016 đã bế mạc tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Ngoài chương trình thảo luận về nhiều vấn đề kinh tế, thương mại, khí hậu, hội nghị cũng đã xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn.


Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đã tuyên bố bế mạc hội nghị thượng đỉnh G20 trong buổi họp báo, tung hô sự kiện này như một thành công vang dội.

Ông Tập Cận Bình đề cao sự thống nhất giữa các quốc gia nhóm G20 trong việc đấu tranh chống lại việc bảo hộ nền công nghiệp nội địa, hoạt động trốn thuế, đồng thời cũng đạt được sự nhất trí trong việc khuyến khích đổi mới.

“Chúng tôi đã thảo luận tất cả những vấn đề tập trung vào sự hợp tác chính sách và đổi mới phương thức tăng trưởng, hoàn thiện quản trị tài chính và kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh thương mại và đầu tư quốc tế, thúc đẩy sự phát triển liên kết và toàn diện. Chúng tôi cũng đã thảo luận những vấn đề tác động đến nền kinh tế thế giới, tìm kiếm những phương thức nhằm nâng cao sự phát triển kinh tế và hợp tác toàn cầu.”

Nhưng cũng đã có những tai nạn ngoài ý muốn xảy ra trong cuộc hội nghị thượng đỉnh lần này.

Vào sáng thứ Bảy tuần trước, nhân viên của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và an ninh Trung Quốc đã có lời qua tiếng lại ngay khi ông Obama vừa xuống sân bay.

Chiếc chuyên cơ Air Force One của ông Obama đã không được cung cấp đúng loại cầu thang xuống, và ông Obama buộc phải ra máy bay ở cửa đuôi.

Nhưng cả hai quốc gia chọn giải pháp không làm căng thẳng tình hình, thay vào đó tập trung vào bản tuyên bố chung nhằm phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào trước ngày chính thức của hội nghị.

Đây là một việc mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki Moon gọi là một bước ngoặt lịch sử.

“Tôi thúc giục mọi lãnh đạo, đặc biệt là các lãnh đạo G20, bày tỏ tinh thần lãnh đạo bằng cách đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn, từ đó chúng ta mới có thể có hành động cần thiết ngăn chặn biến đổi khí hậu, một vấn đề rất cấp bách trên thế giới hiện nay.”
Thủ tướng Malcolm Turnbull nói cuộc chiến chống tham nhũng và các hoạt động trốn thuế là tối quan trọng để giành được niềm tin của người dân và duy trì sự công bằng trên khắp thế giới.
Nhưng không phải tất cả quốc gia thành viên đều đồng lòng với việc xúc tiến việc phê chuẩn nghị định này.

Đại diện của Ấn Độ Arvind Panagariya là người lên tiếng phản đối.

“Tôi nghĩ chúng tôi chưa thực sự sẵn sàng để có các hành động cần thiết trong nước để phê chuẩn nghị định Paris hoặc ít nhất là chưa thể cam kết sẽ phê chuẩn trong năm 2016 này.”

Trong một buổi họp, Thủ tướng Malcolm Turnbull đã chuyển hướng thảo luận sang vấn đề cải thiện thương mại toàn cầu.

Ông cho biết cuộc chiến chống tham nhũng và các hoạt động trốn thuế là tối quan trọng để giành được niềm tin của người dân và duy trì sự công bằng trên khắp thế giới.

Phát biểu trước giới báo chí Úc có mặt tại Hội nghị G20, thủ tướng Malcolm Turnbull nói, các lãnh đạo phải tham gia vào việc chống lại sự lớn mạnh của chủ nghĩa hoài nghi trong dân chúng về vấn đề toàn cầu hóa.

“Mọi người phải nhận thấy rằng chúng ta cần phải làm tốt hơn việc cho người dân thấy được lợi ích của thương mại và mở cửa thị trường.”
Úc, Eu và Hoa Kỳ cũng đã bàn thảo về chuyện dư thừa sản lượng thép Trung Quốc đã làm cắt giảm công việc ở những thành phố có truyền thống sản xuất thép như thành phố Whyalla ở Nam Úc.
Trong một cuộc họp song phương, ông Turnbull đã gặp tân Thủ tướng Anh, bà Theresa May, người đang trong nhiệm vụ phải chứng minh cho các quốc gia khác thấy, Anh quốc vẫn rộng mở thị trường cho các doanh nghiệp đầu tư sau cuộc bỏ phiếu Brexit.

Cả ông Turnbull và bà May đã cùng hồi tưởng lại những ngày học ở đại học Oxford trước khi chuyển đề tài về một hiệp định thương mại tự do.

“Đây sẽ là một tiến trình phức tạp và nhiều thách thức để rời khỏi Liên Âu. Nhưng tôi rất rõ ràng rằng điều đó không có nghĩa là Anh quốc sẽ thu mình lại. Thực tế, chúng tôi muốn tiến ra thế giới, và nước Úc, với mối quan hệ đã có từ lâu đời và bền chặt với chúng tôi, sẽ là một trong những quốc gia mà chúng tôi hướng đến.”

Về phía ông Malcolm Turnbull, ông tha thiết bảo đảm với Pháp và Đức rằng nước Úc vẫn tiếp tục cam kết một hiệp định thương mại tự do với EU.

Úc, Eu và Hoa Kỳ cũng đã bàn thảo về chuyện dư thừa sản lượng thép Trung Quốc đã làm cắt giảm công việc ở những thành phố có truyền thống sản xuất thép như thành phố Whyalla ở Nam Úc.

Đã có đề xuất về một diễn đàn toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề dư thừa sản lượng thép, nhưng rất khó để ngành công nghiệp này cắt giảm được 700 triệu tấn thép thừa.

Tuy nhiên chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã lên tiếng khen ngơi Trung Quốc đã có tái cam kết cắt giảm sản lượng thép từ đây cho tới năm 2020.

“Họ sẽ giảm sản lượng thép. Họ sẽ giảm việc khai thác quặng than. Đây là những vấn đề mà cả thế giới đang nhìn vào Trung Quốc, và theo những tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi nghĩ đây là chuyện chắc chắn.”

Vào sáng nay, thứ Ba, ông Malcolm Turnbull đã dành những giờ cuối cùng ở Hàng Châu để viếng thăm trụ sở của công ty Alibaba và gặp nhà sáng lập Jack Ma.

Ông Turnbull sau đó vào buổi chiều đã bay đến thủ đô Vientiane của Lào chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.


Share