Hai ký giả ngoại quốc bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ

ZDF's Joerg Brase, right and Thomas Seibert of Tagesspiegel, who have been expelled from Turkey

ZDF's Joerg Brase, right and Thomas Seibert of Tagesspiegel, who have been expelled from Turkey Source: AAP

Tổng thống Thổ nhĩ Kỳ bị cáo buộc phát động chiến dịch kiểm soát giới truyền thông trong đó bao gồm các tổ chức truyền thông quốc tế qua việc trục xuất 2 ký giả người Đức.


Hành động nầy đã bị chính phủ Đức lên án và quan hệ ngoại giao giữa hai nước hội viên NATO trở lại căng thẳng.

Việc đến Thổ Nhĩ Kỳ của ông Joerg Brase, thông tín viên của đài truyền hình Z-D-F và ông Thomas Seibert, làm việc cho tờ báo Tagesspiegel, xảy ra một ngày sau khi Đức được cảnh cáo là, 2 công dân của nước này đang gặp nguy hiểm ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi họ bày tỏ các quan điểm mà chính phủ Thổ không mấy vừa ý.

Các thay đổi trong hướng dẫn dành cho du khách đến Thổ, diễn ra vào ngày 9 tháng 3 và lưu ý rằng một số nhà báo Âu Châu, bao gồm cả những công dân Đức đã bị từ chối công nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà không có một sự giải thích nào cả.

Ông Brase là một trong số đó, khi ông nầy cáo buộc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách ém nhẹm những chỉ trích mà các nhà báo đưa ra, nhưng nói rằng ông và Z-D-F sẽ không nản lòng trong việc báo cáo những vấn đề xảy ra ở đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

"Thật không may là chúng tôi vẫn tiếp tục làm công việc này bên ngoài đất nước Thổ Nhĩ Kỳ".

"Tôi nghĩ quyết định trục xuất chúng tôi là sai trái. Nó hủy hoại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hơn là gây thiệt hại cho chúng tôi hay ZDF, hoặc bất cứ đài truyền hình nào khác".

"Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã điều khiển ít nhiều truyền thông trong nước, hiện giờ họ đang cố gắng làm điều đó với truyền thông quốc tế và chúng ta không nên chấp nhận chuyện này", Joerg Brase

Giám đốc đài truyền hình Z-D-F ông Thomas Bellut cho biết, không có lý do nào có thể chấp nhận được, đối với việc visa của ông Brase bị hủy bỏ.

"Việc trục xuất thông tín viên Joerg Brase của chúng tôi là chuyện hoàn toàn không thể hiểu được".

"Ông ta đã tường thuật từ Istanbul một cách chân thực và đầy hiểu biết. Rõ ràng, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang ra sức đe dọa tất cả các phóng viên, nhưng việc làm của họ sẽ không thành công".

"ZDF sẽ tiếp tục tường thuật về đất nước quan trọng này một cách rộng rãi, trung thực, khách quan và những lời bình luận”, Thomas Bellut.

Còn thông tín viên cho tờ báo Tagesspiegel là ông Thomas Seibert, là một phóng viên người Đức khác bị trả về, nhưng ông cũng vẫn bất chấp để tiếp tục công việc của mình.

"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thành công trong việc bóp nghẹt truyền thông".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo về Thổ Nhĩ Kỳ từ bất cứ nơi đâu, do tôi đã ở đây 22 năm".

"Tôi đã được công nhân là một thông tín viên ở đây từ năm 1922, dĩ nhiên tôi sẽ không dừng lại việc này, thậm chí nếu phải rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ tôi cũng sẽ tiếp tục viết về đất nước này", Thomas Seibert

Các nhóm tự do báo chí nói rằng, các nhà báo Đức bị đối xử tương tụ như một số nhà báo khác làm việc trong truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong báo cáo thường niên năm 2018 về sự áp bức đối với truyền thông thể giới, Uỷ ban Bảo vệ các Ký Giả tìm thấy răng, Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước có số lượng các nhà báo bị giam giữ lớn nhất trên thế giới.

Ủy Ban này nói rằng, trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Ả Rập Xê Út về vai trò của nước nầy, trong vụ sát hại nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi, thì Tổng Thống Thổ đã tống giam hàng chục người trong nhà tù của mình

Báo cáo cho biết, ít nhất 68 nhà báo đã bị bỏ tù ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2018 và các công tố viên tiếp tục tìm kiếm lệnh bắt giữ để truy tố những người khác về tội chống nhà nước.
"Vì vậy, chúng tôi quyết định cập nhật những cảnh báo du lịch đến Thổ”, Haiko Maas.
Ủy Ban Bảo vệ các Ký giả nói rằng, Tổng thống Erdogan bắt đầu chiến dịch đàn áp trước vụ đảo chính hụt năm 2016, thế nhưng mọi chuyện gia tăng kể từ đó, dẫn đến có hơn 100 cơ sở thông tin bị đóng cửa.

Ông Can Dundar là cựu chủ bút của tờ báo đối lập Cumhuriyet, vốn bị nhà cầm quyền cáo buộc là một gián điệp, nay ông nầy đang sống ở Đức.

Ông cho biết việc trục xuất hai ký giả Đức từ Thổ Nhĩ Kỳ, rõ ràng là một âm mưu nhằm bịt miệng mọi truyền thông, chứ không riêng gì truyền thông của nước nầy.

“Đó là cách thức để trừng phạt giới truyền thông ngoại quốc, cùng lúc việc nầy gởi một thông điệp đến những người khác".

"Để thúc giục họ, bằng cách gởi một thông điệp rằng ‘Đại Ca đang theo dõi quí vị’, vì vậy nên cẩn thận và chuyện nầy có thể đến lượt anh lần tới”, Can Dundar.

Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Ngoại trưởng Đức là ông Heiko Maas phản ứng mạnh mẽ.

“Việc nầy không thể chấp nhận được và không thể so sánh với những hiểu biết của chúng tôi về tự do báo chí".

"Đã có những nhận xét hết sức quan ngại về việc, một Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ có thể cầm tù các công dân Đức đến Thổ trong những ngày qua".

"Vì vậy, chúng tôi quyết định cập nhật những cảnh báo du lịch đến Thổ”, Haiko Maas.

Bộ Ngoại giao Đức đã cập nhật các khuyến cáo về du lịch, khi cho rằng nhà cầm quyền Thổ có thể có các hành động thêm nữa, đối với các đại diện giới truyền thông Đức và các tổ chức xã hội dân sự.

Trang mạng Smarttraveller của chính phủ Úc cảnh cáo, mọi người nên cẩn trọng cao độ, khi dự tính du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Trang mạng còn cảnh cáo về hiểm họa của các vụ tấn công khủng bố và các hoạt động bao gồm cả trang mạng xã hội, có thể bị xem là sỉ nhục với Thổ, quốc kỳ Thổ, Tổng thống và chính phủ nước nầy, những chuyện nầy có thể bị các hình phạt nặng nề.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share