Thế giới chia buồn với Luân Đôn sau khi 5 người chết và 40 người bị thương vì khủng bố

A police officer on guard outside the Palace of Westminster

A police officer on guard outside the Palace of Westminster Source: AAP

Có ít nhất 40 người bị thương và 5 người đã chết tại London sau khi một chiếc xe đâm vào người đi bộ gần tòa nhà quốc hội Westminster. Cảnh sát gọi đây là một vụ khủng bố, trong số 5 người chết có 1 sĩ quan cảnh sát và kẻ khủng bố.


Cuộc tấn công ở London đã xảy ra tại nhiều địa điểm, trên cầu Westminster, nơi các nhân chứng cho biết một chiếc xe hơi đã đâm loạn xạ vào người đi bộ.

Báo The Guardian cho biết đã xác định được danh tính của sĩ quan cảnh sát bị kẻ tấn công tòa nhà quốc hội Anh đâm chết. Cảnh sát viên 48 tuổi Keith Palmer không có vũ trang khi bị đâm và qua đời sau đó.

Những người ở gần quốc hội kể lại đã nghe thấy một số tiếng nổ lớn vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố. Đến khi ra ngoài đã thấy một người đàn ông và nhân viên an ninh bị đâm nằm gục trên sân trước cổng quốc hội.

Nhiều người dân đã chứng kiến thời khắc hoảng loạn bên ngoài tòa nhà quốc hội cho biết cảm thấy bị sốc trước vụ tấn công. Họ đều nói rằng tưởng đây là một vụ tai nạn nhưng sau đó bàng hoàng nhận ra sự việc khi có người xông vào quốc hội.

Cùng với 5 người thiệt mạng, có ít nhất 40 người khác bị thương trên cầu Westminster, nơi nhiều nạn nhân nằm rải rác trên mặt đất, một số bị thương nặng và một người được tìm thấy dưới bánh của một chiếc xe buýt.



Phó tư lệnh lực lượng cảnh sát Luân Đôn, ông Mark Rowley tuyên bố tình hình được cảnh sát Anh đánh giá là một vụ tấn công khủng bố.

"Hiện Nghị viện đã bị đóng và phong tỏa, lực lượng cảnh sát sẵn sàng đáp ứng và lên kế hoạch giải quyếtvụ tấn công khủng bố này. Lực lượng cảnh sát của chúng tôiđược trang bị vũ khí đồng bộ và chuyên nghiệp.

Bây giờ, chúng tôi đang phối hợp cùng nhau tuần tra, giám sát liên tục, ở thời điểm này, chúng tôi tin rằng chỉ có một kẻ tấn công mà thôi, tuy nhiên chúng tôi tin rằng công chúng sẽ hiểu cho sự cẩn trọng của lực lượng cảnh sát, chúng tôi đang phong tỏa và tìm kiếm khu vực này một cách kỹ càng và triệt để nhất có thể".

Một nhân chứng có mặt tại thời điểm xảy ra vụ tấn công Rob Lyon mô tả những gì ông nhìn thấy trên cầu.

"Tôi nghe thấy một âm thanh lớn khủng khiếp, có vẻ như một tai nạn xe hơi, nhưng rồi nó giống như là tiếng bánh xe cọ xát mạnh trên lề đường. Sau đó tôi thấy chiếc xe lao lên lề, như muốn tông vào chúng tôi."

"Tôi thấy vài người bị xe tông ngay trước mặt mình. Bạn tôi, anh James đang đi cùng tôi hét lên kinh hãi. Tôi nghĩ thầm trong đầu chạy ra khỏi dây ngay thôi”, mọi việc diễn ra nhanh lắm. Tôi nhảy qua bên trái của con đường. Tôi thấy một người đã bị tông rất mạnh rồi."

May làm sao, chiếc xe đó chạy ngang qua tôi. Rồi tôi nhìn xung quanh trong khiếp sợ, tôi thấy xác người nằm la liệt, trời ơi thật là kinh hãi".
"Tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy bình tĩnh, nhưng hãy cảnh giác và quý vị nhìn thấy bất cứ điều gì đáng lo ngại, nên báo cáo ngay với cảnh sát. Chúng ta có những người cảnh sát tinh nhuệ nhất, dịch vụ an ninh tốt nhất trên thế giới và chúng ta hãy chắc chắn họ có thời gian để làm công việc của mình”. Theresa May
Một nhân chứng khác cho biết anh ta nhìn thấy chiếc xe chen chúc trong một con đường gần tòa nhà quốc hội.

"Đến lúc này, bên trong, bên ngoài, tôi đều cảm thấy đau, Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi không biết kẻ tấn công là ai. Hắn là một tên bệnh hoạn hay là tên khủng bố, tôi không biết chính xác kẻ đó. Vào lúc này, tôi mong không ai phải là nạn nhân, chứng kiến những điều đã xảy ra."

Một nhân chứng khác cho biết cảnh sát lao đến nhanh chóng để giải quyết.

"Cảnh sát đưa mọi người ra khỏi ga tàu điện ngầm rất nhanh chóng, tôi được đưa lên cầu Westminster, rồi tôi nhìn qua vỉa hè phía tây và thấy xác người, nhiều người nằm trên cầu. Tôi bước lên giữa cây cầu, nhìn xuống và rõ ràng thấy nơi đó cũng la liệt xác người".

Quốc hội đang có một phiên họp vào thời điểm khủng bố. Các cuộc họp đã phải tạm ngưng và các nghị sĩ được yêu cầu ở lại bên trong.

Kẻ tấn công bị bắn ngay trên cầu thang của Hạ viện.

Thủ tướng Anh Theresa May ngay lập tức thông báo sự an toàn và cập nhật tình hình để trấn an dân chúng

Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd cho biết ưu tiên hàng đầu của chính phủ hiện nay là an toàn của người dân.

"Tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy bình tĩnh, nhưng hãy cảnh giác và quý vị nhìn thấy bất cứ điều gì đáng lo ngại, nên báo cáo ngay với cảnh sát. Chúng ta có những người cảnh sát tinh nhuệ nhất,  dịch vụ an ninh tốt nhất trên thế giới và chúng ta hãy chắc chắn họ có thời gian để làm công việc của mình”.



Vụ tấn công xảy ra vào ngày kỷ niệm đầu tiên cuộc tấn công khiến 32 người thiệt mạng ở Brussels.

Trong diễn biến mới nhất có liên quan, cảnh sát đã dõ bỏ lệnh phong tỏa cầu Westminster. Cảnh sát Anh vẫn đang làm việc xuyên đêm, thu thập chứng cứ và cố gắng xác định danh tính của kẻ tấn công.

Quốc hội Anh vẫn sẽ mở cửa trở lại để làm việc vào ngày 23-3 (giờ địa phương) ngoại trừ một số lối ra vào vẫn bị phong tỏa vì là hiện trường vụ tấn công.

Đô trưởng Sadiq Khan tuyên bố "Người dân Luân Đôn sẽ không bao giờ bị khiếp sợ bởi chủ nghĩa khủng bố".

Nhiều lãnh đạo thế giới và các thành phố khác đã chia buồn và thể hiện sự đoàn kết với nước Anh sau vụ tấn công.

Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại London kể từ sau vụ 4 người Anh theo Hồi giáo đánh bom tự sát vào hệ thống giao thông của thành phố vào tháng 7-2005 khiến 56 người chết.

Vụ tấn công lần này được thực hiện theo kiểu tấn công khủng bố quen thuộc đã xảy ra tại nhiều quốc gia khác là sử dụng xe dân sự và lao vào đám đông.

Điều này đang đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với lực lượng an ninh các nước trong việc phát hiện và ngăn chặn kiểu tấn công điên rồ này.



Share