Họ cho rằng, vấn đề nầy hiện gây ra mối nguy cơ đến sức khỏe cho người dân Úc lớn hơn là hút thuốc lá.
Đã có 34 tổ chức y tế công cộng, các học giả và khoa học đã phát động một phúc trình tại Melbourne có tên là “Làm Nhẹ Cân Đi”.
Kế hoạch gồm 8 điểm nhắm vào việc giảm bớt nạn béo phì, trong đó bao gồm việc đề nghị một loại thuế đánh tên các loại thứ uống có chất đường.
Giáo sư Anne Peeters chuyên nghiên cứu về sức khỏe công cộng cảnh cáo rằng nước Úc hiện gia tăng chiều hướng hiện thấy trên thế giới, đó là cảm thấy đáng tiếc.
“Lần đầu tiên họ phát hành các thông tin cho thấy tuổi thọ của trẻ em sẽ không lâu hơn của cha mẹ chúng”.
Trong khi đó, bà Jane Martin thuộc Liên hiệp Chính sách chống Béo Phì nói rằng Liên Minh các nhóm y tế đề nghị một loạt các chiến thuật có thể được áp dụng.
“Các loại thực phẩm không mang lại sức khỏe có sẵn tại khắp nơi và những thực phẩm nầy giá cả tương đối rẻ, chúng tôi cũng đề cập đến việc quảng cáo của loại thực phẩm không lành mạnh nầy”.
Giáo sư Peeters cho biết có một đề nghị đặc biệt mà chính phủ nên lưu ý.
“Tâng giá các loại thức uống có đường mà chúng ta biết sẽ giảm bớt sứ lượng bán ra, thế nhưng lại gia tăng việc bán các loại thay thế như nước uống lành mạnh”.
Thế nhưng Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết một loại thuế đánh trên đường trên thức uống có chất ngọt không nằm trong nghị trình của ông.
“Tôi không nghĩ loại thuế đề nghị nầy thuộc vào các vấn đề được tranh cãi nằm trong nghị trình và đã có đủ các loại thuế khi chúng ta đến một siêu thị”.
Kế hoạch gồm 8 điểm bao gồm việc giới hạn quảng cáo, tài trợ các chiến dịch giáo dục, phát triển các hướng dẫn về y tế toàn quốc và thiết lập một lực lượng chiến thuật trên cả nước.
“Quí vị cần gởi họ đến các chuyên viên về dinh dưỡng để hiểu biết được về căn bản của các loại thực phẩm mà họ tiêu thụ, cũng như phải chuẩn bị để việc nầy được nhắm đến và thích hợp hoá với nền văn hóa của họ cùng với những gì họ thường tiêu thụ nhất”, Umber Rind.
Bác sĩ Umber Rind có phòng mạch thuộc vùng đa văn hóa phía bắc Melbourne, phần lớn là chữa trị bệnh nhân mới đến Úc và những người trong các cộng đồng tỵ nạn.
Bà cho biết các cộng đồng khác biệt nên được đại diện trong bất cứ lực lượng chiến thuật nào, cũng như trong các lãnh vực chữa trị, bao gồm việc đơn giản như là giới thiệu đến một chuyên viên về dinh dưỡng, việc nầy phải được xem là sự cứu xét về mặt văn hóa.
“Quí vị cần gởi họ đến các chuyên viên về dinh dưỡng để hiểu biết được về căn bản của các loại thực phẩm mà họ tiêu thụ, cũng như phải chuẩn bị để việc nầy được nhắm đến và thích hợp hoá với nền văn hóa của họ cùng với những gì họ thường tiêu thụ nhất”.
Liên hiệp vận động về sức khỏe cho biết nay là thời điểm để chính phủ hành động về những gì được mô tả là các chính sách dựa trên các bằng chứng hẳn hoi.
Được biết bệnh tiểu đường loại 2 là mối lo ngại về sức khoẻ ngày càng tăng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới, với 1,5 triệu ca tử vong trực tiếp do bệnh tiểu đường loại 2 vào năm 2012. Không giống như đường từ thực phẩm, đường từ thức uống vào cơ thể nhanh chóng có thể làm tràn tụy và gan, dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim theo thời gian.
Bệnh béo phì cũng là mối quan tâm toàn cầu và chính sách y tế công cộng, với tỷ lệ phần trăm người thừa cân và béo phì ở nhiều nước phát triển và trung bình tăng nhanh.
Tiêu thụ đường thêm vào đồ uống có đường đã có tương quan với lượng calo cao, và thông qua nó gây ra khối lượng dư thừa và béo phì.
Đường bổ sung là một đặc điểm phổ biến của nhiều thực phẩm chế biến và tiện lợi như ngũ cốc ăn sáng, sôcôla, kem, bánh quy, sữa chua và đồ uống do các nhà bán lẻ sản xuất.
Sự phổ biến của thức uống có đường và sự hấp dẫn của chúng đối với người tiêu dùng trẻ tuổi, đã làm cho vấn đề tiêu thụ chúng là một chủ đề quan tâm đặc biệt bởi các chuyên gia y tế công cộng.
Ở cả Hoa Kỳ và Anh Quốc, đồ uống có đường là nguồn cung cấp calorie hàng đầu trong chế độ ăn kiêng của tuổi vị thành niên.
Các xu hướng cho thấy tiêu thụ soda truyền thống đang giảm ở nhiều nền kinh tế phát triển, nhưng đang tăng nhanh ở các nền kinh tế có thu nhập trung bình như Việt Nam và Ấn Độ.
Tại Mỹ, thị trường nước giải khát có ga lớn nhất, người tiêu dùng trung bình mỗi năm mua nước ngọt là 154 lít.
Đan Mạch bắt đầu đánh thuế đồ uống và nước trái cây vào những năm 1930.
Gần đây, Phần Lan đã giới thiệu loại thuế suất thuế uống rượu vào năm 2011, trong khi Hungary đánh thuế đồ uống có đường là một phần của thuế sản phẩm y tế công cộng năm 2011, bao gồm tất cả các sản phẩm thực phẩm có mức đường không lành mạnh.
Pháp đã đưa ra một mức thuế đánh trên thức uống có đường, nhắm vào nước giải khát vào năm 2012.
Ở mức độ quốc gia, các biện pháp tương tự cũng đã được công bố ở Mexicô vào năm 2013 và tại Vương quốc Anh vào năm 2016.
Vào tháng 11 năm 2014, thành phố Berkeley ở tiểu bang California là nơi đầu tiên trên đất Hoa kỳ thông qua một khoản thuế nhắm vào thức uống có đường.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại