Quan ngại về sức khỏe của trẻ em bị giam giữ tại Trung tâm Di trú Melbourne

تصویر دندان های تارنیکا

دندان‌های پوسیده تارنیکا قبل از جراحی Source: Supplied

Ủy viên về trẻ em của tiểu bang Victoria đã bắt đầu các thủ tục để tiếp cận một trung tâm tạm giữ di trú ở Melbourne để kiểm tra điều kiện sống của những trẻ em đang bị tạm giữ tại đây. Đang có nhiều ý kiến quan ngại về đến quyền tiếp cận các dịch vụ y tế của các em nhỏ này.


Những nhà hoạt động ủng hộ cho người tị nạn nói rằng, Tharnicaa, một em nhỏ 2 tuổi người Tamil, bị đau răng vào tuần trước do nhiễm trùng.

Em nhỏ này là con trong một gia đình người Tamil gồm 5 thành viên, chuyển từ thị trấn Biloela, ở tiểu bang Queensland đến trung tâm giam giữ di trú ở Melbourne từ 15 tháng trước, khi chiếu khán bắc cầu hết hạn.

Simone Cameron, thuộc chiến dịch “Home to Biloe  la”, đấu tranh để gia đình này được  về lại Biloelam, cho biết mẹ của Tharnicaa đã nhiều lần yêu cầu được điều trị nha khoa cho bé, nhưng yêu cầu vẫn đã bị bỏ qua.

"Tôi nghĩ, điều quan trọng là Priya đã bị thuyết phục một cách dối trá rằng, 'Chỉ cần cho bé uống một ít Panadol là được. Đó là điều không thể chấp nhận được.... Cố ấy luôn bị nói dối như vậy, hết lần này đến lần khác, khi cô quay lại và yêu cầu được chăm sóc về y tế. Cuối cùng thì họ cũng có cút nhượng bộ nhưng quá ít và quá muộn".

Một báo cáo y tế từ tháng 8 cũng đã ghi nhận các vấn đề về răng và tình trạng thiếu vitamin của Tharnicaa.

Các vấn đề về hành vi cũng được quan sát thấy ở cả Tharnicaa và người chị gái Kopika mới 3 tuổi.

Một bức ảnh do mẹ của Tharnicaa chụp cho thấy mức độ sâu răng của con gái bà, với 4 chiếc răng cửa bị đen do bị nướu răng.

Ủy viên về trẻ em của tiểu bang Victoria, Liana Buchanan, nói rằng, những bức ảnh này khiến bà rất đau lòng:.

Bà nói: "Khi tôi nhìn thấy bức ảnh đó, tôi rất đau lòng. Tôi nghĩ, mọi người hẳn cũng sẽ như vậy, khi nghĩ chuyện đó lại xảy ra ở một đất nước như nước Úc, một đất nước có điều kiện tốt và chúng ta vẫn nghĩ rằng mình khá văn minh. Và khi nghĩ rằng, điều đó lại xảy ra với những đứa trẻ, mà về cơ bản là đang do chúng ta chăm sóc, thì quả rất đáng buồn. Thật đáng báo động và khó hiểu".

Những người ủng hộ người tị nạn đã đến thăm cơ sở của Trung tâm tạm giữ di trú Melbourne. Họ khẳng định rằng, có ít nhất 5 em nhỏ đang bị tạm giữ ở đó, trong đó có Tharnicaa.

Bà Buchanan nói rằng, Hội đồng đã nhận được các báo cáo rằng, số trẻ em đang bị tạm giữ tại đây ngày càng tăng và điều này khiến bà phải tìm cách tiếp cận để kiểm tra trung tâm.

“Chúng tôi chưa được sắp xếp, chưa có quyền tiếp cận các em. Vì vậy, vẫn còn nhiều việc cần làm. Tất nhiên là tôi hy vọng rằng, chúng tôi sẽ sớm nhận được sự hợp tác tích cực” - Bà Buchanan nói.

Bà nói rằng, một trong những điều chính yếu mà bà quan tâm là xác minh lời khẳng định của Bộ Nội vụ rằng, các trẻ em đang bị tạm giữ ở đây đang được tiếp cận với các dịch vụ thích hợp.
"Khi nghĩ chuyện đó lại xảy ra ở một đất nước như nước Úc, một đất nước có điều kiện tốt và chúng ta vẫn nghĩ rằng mình khá văn minh. Và khi nghĩ rằng, điều đó lại xảy ra với những đứa trẻ, mà về cơ bản là đang do chúng ta chăm sóc, thì quả rất đáng buồn" - Ủy viên về trẻ em của tiểu bang Victoria.
Bà phân tích: "Nếu họ công khai một cách rõ ràng là có bao nhiêu trẻ đang bị tạm giữ tại đó, các em đã bị giữ ở đó từ bao lâu và những gì họ đang thực hiện để đáp ứng nhu cầu của các em một cách chính xác; thì điều đó sẽ khiến cộng đồng tin tưởng hơn vào những gì mà Bộ này tuyên bố. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe không phải lúc nào cũng đáp ứng một số yêu cầu cơ bản để trẻ phát triển. Chẳng hạn, được gặp gỡ với bạn đồng lứa, được tiếp cận các không gian khác trong cộng đồng. Tôi không biết đó có những điều đó trong trường hợp này hay không. Đó là lý do vì sao tôi đang tìm thêm thông tin và muốn có một cơ hội để được gặp các em".

Bộ Nội vụ bác bỏ tuyên bố rằng, trẻ em bị từ chối tiếp cận điều trị về y tế . Bộ này khẳng định, họ thường xuyên kiểm tra các khả năng "để sắp xếp việc giam giữ trẻ em trong môi trường tạm giữ với các thông số về yêu cầu sức khỏe và an ninh".

Bộ này từ chối xác nhận số trẻ em bị tạm giữ tại Trung tâm di trú ở Melbourne, với lý do "quan ngại về quyền riêng tư".

Trong một tuyên bố, Bộ Nội vụ cho biết, việc tạm giữ là "biện pháp cuối cùng" và "tiến hành trong thời gian ngắn nhất có thể".

Giám đốc chính sách của UNICEF tại Úc, Amy Lamoin nói rằng, các quy định pháp lý liên quan đến việc tạm giữ trẻ em ở Úc cần được điều chỉnh và cần có các các biện pháp thay thế, như với New Zealand và các nước vùng Scandinavi.

Bà Amy Lamoin nói: “Không chỉ cần các lựa chọn thay thế thay vì tạm giữ, chúng ta còn đang thực sự gây tổn hại khi tạm giữ trẻ em và gây ra những vấn đề lâu dài hơn với bản thân các em bởi các tổn thương nghiêm trọng ở những người trẻ tuổi. Các gia đình đang bị chúng ta chia rẽ. Và chúng ta đang gây ra - trong một số trường hợp –những vấn đề lâu dài về sức khỏe. Vì vậy, không chỉ cần những lựa chọn thay thế mà cách tiếp cận chúng ta đang thực hiện sẽ gây hại ngay trong hiện tại và cả trong tương lai, khi các em đã lớn lên và trưởng thành".

Bà Lamoin cho hay rằng, tháng 10 tới, các ủy ban của Liên Hợp Quốc sẽ xem xét chính sách của Úc đối với trẻ em bị tạm giữ.  

Bà nhấn mạnh: “Hầu hết các ủy ban khác của Liên Hợp Quốc đã có cuộc trao đổi với chính phủ Úc về vấn đề này. Và theo thời gian, chúng ta đã thấy có một số thay đổi và điều chỉnh trong chính sách. Một trong những điều chúng tôi biết các ủy ban này sẽ trao đổi với chính phủ Úc là cần thay đổi khung pháp lý của mình. Và trẻ em không nên bị tạm giữ”.


Share