Nới rộng cửa nhà trẻ cho trẻ em tầm trú

Children at a childcare centre

Children at a childcare centre Source: SBS

Những người tầm trú đang trong diện bridging visas hay còn gọi là visa bắt cầu đang phải gặp khó khăn trong việc gởi con đi nhà trẻ. Tại Sydney, một số tổ chức và chính quyền đang tìm cách để giải quyết vì không thể để các em không được đi học như những trẻ khác được.


Đối với trẻ em dù trong hoàn cảnh nào, thì việc bắt đầu đi học có thể là một thách thức không nhỏ.

Và đối với trẻ em từ các gia đình xin tị nạn, sống ở Úc bằng thị thực bắc cầu, thì điều đó có lẻ còn khó khăn hơn.
Liên minh Sydney Alliance đang tìm biện pháp tháo gỡ bằng cách tập hợp các tổ chức cộng đồng, đoàn thể và nhóm tín ngưỡng khác nhau, để cùng thực hiện một chiến dịch với hội đồng thành phố Canterbury-Bankstown ở Sydney để đưa trẻ em từ các gia đình tầm trú vào các trung tâm mầm non các cơ sở nhà trẻ trên điạ bàn của hội đồng.

Đồng chủ tịch của chiến dịch đó là bà Alex Hogan nói rằng 5 năm đầu đời là thời gian rất quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ.

"Những vấn đề cơ bản như ngôn ngữ, càng có cơ hội được học sớm càng có tác dụng tốt cho trẻ em. Việc đi học sẽ giúp các em phát triển các kỹ năng nhận thức và giao tiếp, từ đó giúp các em điều chỉnh hành vi và phát triển các kỹ năng. Trẻ càng có cơ hội tiếp xúc với các trẻ khác càng có nhiều khả năng phát triển nhận thức tốt."

Thành công từ kế hoạch tạm gọi là nhà trẻ cho con các gia đình tầm trú trong phạm vi quản lý của hội đồng Canterbury-Bankstown vừa mới có buổi vào ngày 23 tháng 10 để nhìn lại các hoạt động đã tạo cảm hứng cho Dịch vụ Mầm non Công giáo Sydney - Sydney Catholic Early Childhood Services đưa ra ở hai trung tâm của tổ chức này tham gia vào chương trình.

Giám đốc điều hành Dịch vụ Mầm non Công giáo Sydney Franceyn [[fran-saw]] O'Connor nói rằng chi phí chăm sóc trẻ em như hiện nay khiến việc gởi con đi nhà trẻ nằm ngoài tầm với của hầu hết các gia đình người tị nạn và người tầm trú trong diện visa bắt cầu.

"Các gia đình đang xin tị nạn không nhận được trợ cấp gởi con Childcare Subsidy, vì vậy các trung tâm dạy trẻ thường không thể nhận con của các gia đình này. Không thể gửi con vào nhà trẻ, các gia đình đang xin tị nạn không biết gởi con mình ở đâu để được dạy dỗ và vui chơi."

Carolina Gottardo [[carol-EE-na got-ARD-oh]] là giám đốc của Dịch vụ tị nạn Dòng Tên Jesuit Refugee Service, tổ chức này đang tìm cách hỗ trợ các gia đình tị nạn và người tầm trú trong những sinh hoạt hàng ngày.

Bà nói rằng các gia đình không thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc trẻ và thấy mình bị rơi vào tình huống bế tắc vì không gởi con được thì không có cơ hội đi tìm việc như vậy không có thu nhập và càng không có cơ hội học hành cho chính họ ở ngay đất nước mới này.

"Với việc gởi con đi nhà trẻ thì trẻ có cơ hội được có bạn được dạy dỗ được chơi được học, còn người lớn thì có thể đi làm việc. Cha mẹ các em không thể nào vừa đi làm mà vừa trông con được."

Bà Gottardo nói rằng Chính phủ không tạo sự dễ dàng cho các gia đình người tị nạn và tầm trú.

Còn Alex Hogan nói rằng khi tổ chức của bà tiếp cận hội đồng địa phương ở Canterbury Bankstown, thì nhận thấy rằng không phải lúc nào thì những hoàn cảnh khó khăn mà các gia đình người tị nạn được biết đến một cách rộng rãi.

"Canterbury-Bankstown là một trong những nơi đầu tiên chúng tôi tìm đến để trình bày. Và khi nói chuyện với một số nhân viên tại hội đồng, chúng tôi thấy rằng tình trạng những đứa trẻ con của các gia đình tầm trú hay đang chờ xin tị nạn bị bỏ nằm ngoài hệ thống là điều mà không phải ai cũng biết. Rất may Hội đồng địa phương có một số cơ sở nhà trẻ thuộc quyền quản lý của Hội Đồng hay còn gọi là nhà trẻ của Council, và họ hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc giáo dục sớm cho trẻ trong hệ thống dịch vụ mầm non."

Alex Hogan nói rằng hội đồng đã rât nhiệt tình làm việc với Liên minh Sydney Alliance về việc xem cách tiếp nhận trẻ vào, và buổi lễ kỷ niệm vừa diễn ra trong tháng này đã sự phản ánh thành công của họ.

Hiện nay thì giáo phận Công giáo Sydney Sydney Catholic diocese đang tiếp tục chương trình này, và mặc dù đó là một tổ chức công giáo nhưng như, Carolina Gottardo nói rằng Sydney Catholic diocese không phân biệt người có đạo hay không có đạo mà sẽ cung cấp sự giúp đỡ dành cho tất cả mọi người.

Bà nói rằng Giáo hội có một truyền thống lâu đời là giúp đỡ mọi người có hoàn cảnh khó khăn bất kể nền tảng đức tin của họ.

"Vì vậy, đó thực sự là một chương trình hướng tới giúp đỡ cho các gia đình, mà đó cũng là mục tiêu của Sydney Catholic trong sứ mệnh giúp đỡ và là một trong những nơi cung cấp hỗ trợ lớn nhất cho người di cư và người xin tị nạn. Tham gia chương trình này nó thực sự cho thấy việc làm của Giáo Hội trong hành động cụ thể."

Franceyn O'Connor hy vọng chương trình này có thể lan tỏa rộng rãi trên toàn quốc .

"Điều này giống như một chút thử nghiệm. Chúng tôi sẽ thực hiện một số nghiên cứu khi thực hiện chương trình, và thu thập dữ liệu để có thể chia sẻ những kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở Úc đang làm việc cho các giáo phận Công giáo khác nhau, và hy vọng họ cũng có thể tham gia cùng."

Thủ Hiến của Canterbury-Bankstown, Khal Asfour, đang kêu gọi các hội đồng khác cùng làm như cách Canterbury-Bankstown đang làm.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 

 


Share