Du lịch vắc-xin ngày càng phổ biến, nhất là đến Mỹ để được chích ngừa

Two visitors from Colombia getting their Pfizer-BioNtech vaccinations at the Miami International Airport.

Two visitors from Colombia getting their Pfizer-BioNtech vaccinations at the Miami International Airport. Source: Joe Raedle/Getty Images

Trong những tháng gần đây, tình trạng thiếu vắc-xin Covid và triển khai chậm ở nhiều nơi trên thế giới - bao gồm Nam Mỹ, Đài Loan và các khu vực khác của châu Á - đã làm dấy lên xu hướng du lịch vắc-xin.


Bà cụ 84 tuổi Tạ thị Du vừa đáp chuyến bay từ Việt Nam đến San Francisco, Mỹ. Cô cháu gái Tina Phan đẩy xe lăn thẳng từ hải quan đến phòng khám y tế của phi trường để bà được chích ngừa Covid.

Tina cho biết ngay cả khi là người cao niên có nhiều rủi ro, bà của cô vẫn không thể tiêm vắc-xin ở Việt Nam.

"Tôi nói với các bạn rằng đất nước của tôi không có đủ vắc xin. Không đủ cho tất cả mọi người."

Bà của Tina rất vui vì cuối cùng đã được giải thoát.

"Bà tôi cảm thấy hạnh phúc, bà cảm thấy an toàn, nước Mỹ là số một. Rất, rất tốt. Yeah!" Tina nói.

Cũng có mặt tại phòng khám ngay trong phi trường là những du khách đến từ Nhật Bản, có cơ hội được chích ngừa Covid trong khi đang đi công tác ở Mỹ.

Một phụ nữ trẻ đến từ Hàn Quốc cho biết cô không có nhiều sự lựa chọn vắc-xin ở đất nước của cô ấy và thời gian chờ đợi lâu, đã thúc đẩy cô ấy đi du lịch tiêm phòng.

"Vâng, tôi cảm thấy may mắn khi được chủng ngừa. Trên 21 tuổi, chúng tôi có thể đăng ký vắc-xin, nhưng chúng tôi không có đủ số lượng vắc-xin ở Hàn Quốc, vì vậy thực sự không có cơ hội."

Với gần 50% dân số được tiêm chủng đầy đủ và nguồn cung dư thừa, Hoa Kỳ đã viện trợ hàng chục triệu liều vắc-xin cho khắp thế giới, nhưng họ cũng làm sao để nguồn cung nội địa không bị lãng phí.

Vì vậy, người dân đến Mỹ tiêm chủng dễ dàng hơn. Doug Yakel là Nhân viên Thông tin Công cộng tại phi trường quốc tế San Francisco. Ông cho biết phòng khám của phi trường đã tiêm phòng cho hơn 800 hành khách từ hơn 50 quốc gia kể từ khi bắt đầu chương trình vào tháng Năm. Và nhu cầu ngày càng lớn.

"Chúng tôi có nguồn cung dư thừa và có thể cung cấp nguồn cung đó cho những người khác thực sự là một điều tốt. Và nó thực sự giúp ích cho tất cả mọi người. Nó giúp các quốc gia khác tiêm phòng cho dân số của họ nhanh hơn. Nó giúp giảm bớt những rào cản trong việc đi lại quốc tế hiện đang tồn tại. Và vì vậy cuối cùng mọi người đều thắng khi chúng tôi cung cấp một chương trình tiêm chủng như thế này."

Bên cạnh phi trường San Francisco, các phi trường khác trong nước Mỹ và nhiều hiệu thuốc cũng như trung tâm tiêm chủng công cộng cũng cho phép công dân ngoại quốc đến tiêm chủng theo lịch hẹn hoặc đơn giản chỉ việc đến sắp hàng để được chích ngay tại chỗ.

Amber Joh, một nữ doanh nhân Đài Bắc, ngoài 40 tuổi, vừa chích mũi thứ hai tại một hiệu thuốc trong siêu thị ở Los Angeles. Giống như nhiều người Đài Loan, cô thích loại vắc xin hai liều và dành cả tháng ở Mỹ để tiêm một liều.

"Tôi có một con gái bảy tuổi, và bố mẹ tôi hơn 70 tuổi; tôi cần chuẩn bị tinh thần, sau đó tôi có thể chuẩn bị cho gia đình. Tôi không biết khi nào tôi có thể tiêm vắc-xin. Đó là lý do tại sao tôi đến đây."

Và sáng kiến này đang tỏ ra rất phổ biến ở nước ngoài. Tại Đài Bắc, Andy Yo - tổng giám đốc công ty du lịch Đài Loan Lion travel - cho biết lượng người Đài Loan đặt vé đi Mỹ tăng mạnh trong ba tháng qua. Và họ ở lại lâu hơn bình thường:

"Thời gian lưu trú trung bình là từ 30 đến 45 ngày. Đài Loan đã chứng kiến đợt bùng phát COVID 19 thứ hai vào tháng 5 và đã tụt hậu rất xa so với quốc tế trong việc mua vắc xin. Vì vậy, có rất nhiều người trong công chúng chỉ đơn giản là không thể chờ đợi để nhận vắc xin của họ." 

Đối với Amber Joh, người đã chi 18.000 đô la cho vé máy bay hạng thương gia và thời gian lưu trú dài một tháng, cô ấy nói rằng tất cả đều xứng đáng.

"Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Ừ, nhưng tôi biết rằng tôi phải đợi như 14 ngày nhưng ngay bây giờ tôi cảm thấy mình là một siêu nhân vậy."


Share