Gây quỹ giúp phụ nữ Thổ Dân ra khỏi tù vì không đóng tiền phạt

Debbie Kilroy

Debbie Kilroy Source: NITV

Một số phụ nữ Thổ dân bị tù tại Tây Úc vì không trả tiền phạt sẽ được trả tự do sau khi chiến dịch gây quỹ để trả tiền phạt cho họ.


Các nhà tranh đấu cho người Thổ dân hy vọng việc thành công qua vụ gây quỹ sẽ chiếu một tia sáng vào lãnh vực mà chọ cho là những chuyện được xem là quá bình thường tại tiểu bang nầy.

Bà Debbie Kilroy thuộc nhóm cố vấn có tên là Sisters Inside tạm dịch là Các Chị Em Trong Tù, bắt đầu mở một trang gây quỹ trên mạng từ ngày 6 tháng giêng, với mục đích gây quỹ cho hơn 100 người trả tiền phạt giùm họ.

Thế nhưng sau khi mục tiêu đặt ra là 120 ngàn đô la đã đạt được chỉ trong 2 ngày, nhờ hơn 2500 nhà hảo tâm trên khắp thế giới, thì tầm nhìn của bà còn hy vọng sẽ giúp đỡ cho nhiều người khác nữa.

Đạo luật Cưỡng Hành đối với các Thông báo Vi phạm, tiền phạt vạ hay án phạt tại Tây Úc thường dẫn đến việc nhiều người bị tù chỉ vì không trả được tiền phạt.

Bà Kilroy cho biết, đa số những người nầy là các bà mẹ Thổ dân.

Bà cho đài truyền hình NITV biết rằng, những bà mẹ nầy được hưởng lợi từ việc hiến tặng do gây quỹ.

“Con số các bà mẹ Thổ dân bị tù trên khắp nước Úc là một điều đáng hỗ thẹn và họ lả nhóm đông nhất trong các nhà tù phụ nữ".

"Đó là lý do tôi nhắm vào các bà mẹ Thổ dân, vì tôi nghĩ đó là một điều đáng tủi nhục, một vết nhơ của cả nước, về việc chúng ta đối xử với những bà mẹ thuộc sắc dân có mặt đầu tiên trên nước Úc”, Debbie Kilroy.

Việc gây quỹ đã được phát động, sau khi ông Reuben Yorkshire bị bắt vì tiền phạt không trả và bị giam giữ trong 6 ngày, để thanh toán 1700 đô la tiền nợ.

Ông nầy được thả ra 5 ngày sau đó, sau khi một vị ân nhân ẩn danh, trả hết món nợ của ông ta.

Ông Yorkshire cho đài NITV biết rằng, ông tự nhiên bị bắt vào nhà tù Hakea ở Perth, một lúc sau khi bị bắt.

“Quí vị biết chuyện đó quả là buồn cười, tôi chẳng hề ra tòa và họ cũng chẳng thèm quan tâm đến”.

Vào ngày bị bắt, ông Yorkshire trên đường đến một bãi biển, để gặp gỡ cha ruột của mình lần đầu tiên.

Cảnh sát được gọi đến khu vực nầy, sau khi có báo cáo xảy ra một vụ lộn xộn, bị cáo buộc có liên quan đến ông Yorkshire và một người bạn.

Khi cảnh sát đến nơi và hỏi tên ông Yorkshire, dữ kiện của cảnh sát tiết lộ là ông đã có trát bắt giữ, vì thiếu nợ tiền phạt chưa trả.

Ông kể lại câu chuyện về phần mình.

“Họ chận xe tôi lại và nói, ‘Tôi có trát bắt giữ anh vì thiếu tiền phạt’. Tôi nghĩ ‘Tôi có thể dễ dàng ra tòa và trả tiền phạt”. Họ trả lời, ‘Không, chuyện nầy đã giải quyết xong. Anh phải theo chúng tôi vào nhà tù’.

"Họ cho phép tôi gọi điện thoại cho hai người, đó là một người bạn và người kia là mẹ tôi".

"Nếu tôi không thể đóng số tiền đó hoặc họ không mang tiền đến, tôi sẽ đi thẳng vào tù Hakea và đó là chuyện xảy ra”, Reuben Yorkshire.

Được biết người Thổ dân Úc chỉ chiếm 2 phần trăm dân số, thế nhưng lại đạt mức 28 phần trăm nhân số trong tù.

Ủy viên Công lý Xã hội của Người Thổ dân và dân bán đảo Torres là bà June Oscar mô tả, mức độ giam giữ phụ nữ Thổ dân là một hỗ thẹn cho cả nước.

Bà nêu bật sự kiện rằng trong năm 2017, Tây Úc có mức độ người Thổ dân và dân bán đảo Torres bị giam giữ trong tù cao nhất nước Úc, trong đó 22,3 phần trăm là phụ nữ.

“Chúng ta phải hành động để cuối cùng sự hỗ trợ cần thiết cho trẻ em, phụ nữ, các gia đình và cộng đồng để vượt qua các vấn đề một cách có hệ thống và thu hẹp khoảng cách về mọi hình thức bất bình đẳng".

"Các Phúc trình như mứi được phát hành trong phúc trình của Ủy ban Cải tổ Luật pháp Úc châu về việc có quá nhiều người tỵ nạn bị giam giữ, đã đề ra các chiến thuật nhằm can thiệp sớm và những giúp đỡ cho gia đình quan tâm đến tình trạng của trẻ em”, June Oscar.
“Trách nhiệm là ở ông Bộ trưởng Tư Pháp, vốn hứa hẹn trước Quốc hội khi tái nhóm, là các tu chính án về đạo luật Cưỡng Hành về Tiền Phạt, sẽ chấm dứt việc ra trát bắt giữ và giam giữ trong tù những người bị tội không trả tiền phạt”, Gerry Georgatos.
Bà Oscar có mặt tại Tây Úc như một phần của sự tham vấn với Ủy viên Nhân quyền Úc trong chương trình Tiếng Nói của Phụ nữ.

Trong chuyến viếng thăm, bà gặp gỡ các phụ nữ và thinu người Thổ dân và dân bán đảo Torres tại Perth, Geraldton và Kalgoorie.

“Đây là lần đầu tiên trong 31 năm, chính phủ liên bang Úc đã tài trợ một kế hoạch toàn quốc để lắng nghe nguyện vọng của người phụ nữ Thổ dân và dân bán đảo Torres".

"Qua Cao ủy Nhân Quyền, chúng ta có thể đoàn kết chính phủ với tiếng nói và những kinh nghiệm sống của phụ nữ và thiếu nữ, trên căn bản có những hướng dẫn về việc qui hoạch chính sách về nghĩa vụ của con người trong quốc gia và quốc tế”, June Oscar.

Chính phủ tiểu bang Tây Úc lập lại lời hứa, sẽ cải tổ Đạo luật Cưỡng Hành về Giấy Báo Vi Phạm, Tiền Phạt và Án Phạt.

Những lời kêu gọi yêu cầu đạo luật nầy nên bãi bỏ, diễn ra sau khi một phụ nữ Thổ dân chết, trong khi bị giam giữ hồi năm 2014, được biết dưới tên là bà Dhu bị bắt giữ chỉ vì tiền phạt chưa trả.

Việc giám định hậu tử về cách chết của bà đề nghị rằng, luật lệ giam giữ để đòi tiền phạt nên bị hủy bỏ.

Ông Gerry Georgatos là điều hợp viên chương trình tại buổi họp, của Dịch vụ Đáp Ứng Khẩn cấp cho Người Thổ Dân Toàn quốc.

Ông cho đài NITV biết rằng, nay là lúc Bộ trưởng Tư Pháp Tây Úc, ông John Quiley phải hành động.

“Trách nhiệm là ở ông Bộ trưởng Tư Pháp, vốn hứa hẹn trước Quốc hội khi tái nhóm, là các tu chính án về đạo luật Cưỡng Hành về Tiền Phạt, sẽ chấm dứt việc ra trát bắt giữ và giam giữ trong tù những người bị tội không trả tiền phạt”, Gerry Georgatos.

Nữ phát ngôn nhân cho ông Quiley nói rằng, ông Bộ trưởng Tư Pháp hy vọng sẽ trình các cải tổ vào 6 tháng đầu của năm nay 2019.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share