Cuộc trưng cầu dân ý tiếng nói người Thổ dân trong quốc hội Úc là gì?

Prime Minister Anthony Albanese

Prime Minister Anthony Albanese delivers a speech to Indigenous leaders, gathered at the Garma Festival in northeast Arnhem Land, N.T. July 30, 2022 Source: AAP

Úc đã tuyên bố kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tiếng nói của Người thổ dân trong quốc hội. Một số nhà lãnh đạo thổ dân nói rằng nó sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự trong cuộc sống của người thổ dân.


Trong vòng ba năm tới, Úc sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên sau 23 năm về tiếng nói của Người thổ dân trong quốc hội.

Tuy nhiên, cuộc tham vấn Nhân quyền Quốc gia năm 2009 đã chỉ ra rằng công chúng Úc thiếu nhận thức về hệ thống chính trị, luật pháp, hiến pháp và các thủ tục trưng cầu dân ý của quốc gia.

Giáo sư luật hiến pháp danh dự Cheryl Saunders cho biết mặc dù có Úc thay đổi rất ít trong những năm qua, nhưng việc giáo dục công chúng về nó có thể khơi dậy sự quan tâm của họ.

"Tôi nghi ngờ rằng trong cộng đồng không có sự hiểu biết kiến thức về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng khi các vấn đề cụ thể xuất hiện, dù nó gì, mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn.

Chúng ta có thể nhận thấy mức độ quan tâm và việc tìm kiếm thông tin đang tăng lên, nhưng chúng ta phải làm gì nữa để có thể giúp mọi người hiểu những vấn đề này."

Trưng cầu dân ý là một cuộc bỏ phiếu quốc gia về một vấn đề cụ thể nhằm có khả năng thay đổi hiến pháp.

Đó là một cuộc bỏ phiếu bắt buộc, giống như trong một cuộc bầu cử Liên bang, nơi mọi người phải đồng ý hoặc không đồng ý với một đề xuất, luật hoặc vấn đề chính trị do chính phủ Liên bang đưa ra.
Việc này được cố vấn của quốc hội thực hiện. Một số phần sẽ bị xóa khỏi hiến pháp hoặc được thêm vào, tùy thuộc vào nội dung thay đổi
Giáo sư luật hiến pháp Cheryl Saunders
Nó yêu cầu đa số sự đồng thuận để thông qua và ít nhất bốn đến sáu tiểu bang đồng ý.

"Quốc hội thông qua luật ban đầu nói rằng cần thay đổi những gì. Họ nghĩ nên thay đổi những gì, và sau đó cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức.

Một khi cuộc trưng cầu dân ý thực hiện, người dân có tiếng nói để đồng ý với sự thay đổi này hay không.

Sau đó, vấn đề là thay đổi văn bản của Hiến pháp. Việc này không cần được thực hiện bởi Nghị viện.

Việc này được cố vấn của quốc hội thực hiện. Và các phần sẽ bị xóa khỏi hiến pháp hoặc được thêm vào, tùy thuộc vào nội dung thay đổi. "

Đã có 19 cuộc trưng cầu dân ý đề xuất 44 sửa đổi Hiến pháp kể từ năm 1901, nhưng chỉ có 8 cuộc trưng cầu được thông qua.

Bà Saunders tuyên bố hiểu rõ hơn về một cuộc trưng cầu dân ý có thể làm tăng khả năng thành công của nó.

"Một phần của việc cố gắng xây dựng một chiến dịch thành công tại một cuộc trưng cầu dân ý là giúp mọi người hiểu lý do tại sao việc này lại cần thiết và tại sao điều quan trọng là phải bỏ phiếu đồng ý.

Một trong những điều quan trọng nhất là cuộc trưng cầu dân ý năm 1967 nhằm loại bỏ các quy định liên quan đến người thổ dân khỏi Hiến pháp. Và cuộc trưng cầu đó đã thành công một cách phi thường."

Tuyên bố từ Trái tim Uluru kêu gọi hiến pháp công nhận tiếng nói của các Quốc gia thứ nhất trong Quốc hội và đã được hỗ trợ bởi cam kết trưng cầu dân ý từ Thủ tướng Chính phủ.
Có một số mâu thuẫn trong câu chuyện quốc gia mà cuộc trưng cầu này sẽ giúp giải quyết.
Giáo sư Luật Megan Davis
Một sự thay đổi trong Hiến pháp sẽ bảo vệ tiếng nói của người thổ dân cho các thế hệ tương lai và sẽ là tiếng nói đầu tiên dành cho Người Úc thổ dân.

Giáo sư Luật Megan Davis - một trong những nhân vật quan trọng đằng sau Tuyên bố Uluru - nói rằng tiếng nói trong Quốc hội là cách tốt nhất để cải thiện đáng kể cuộc sống của người Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres.

“The Voice là việc loại bỏ người thổ dân như một thứ bóng đá chính trị. Đó là việc đưa người thổ dân ra khỏi lĩnh vực của hệ tư tưởng chính trị và đến một nơi khác, nơi người thổ dân không phải lo lắng về việc đến Canberra bốn năm một lần để cầu xin.

Đó là việc chúng ta có thể có quan điểm lâu dài và bền vững hơn trong cộng đồng về những gì chúng ta cần làm và những gì chúng ta cần phải hoàn thành.

Vì vậy, tiếng nói trước Nghị viện là một điều khoản sẽ được đưa vào Hiến pháp, con đường để chính phủ liên bang thông qua luật tạo ra tiếng nói của các quốc gia thứ nhất. Điều đó sẽ được thực hiện sau cuộc trưng cầu dân ý và sau một quá trình tham vấn toàn diện đã diễn ra.”

Giáo sư Saunders khẳng định rằng đó là một bước tiến quan trọng trong việc lấp đầy khoảng trống trong câu chuyện quốc gia của nước Úc

"Đây là một vấn đề quốc gia lớn lao, nó đi vào những ngày đầu của quá trình định cư của người Châu Âu ở Úc. Nhưng toàn bộ câu hỏi là làm thế nào bạn hòa giải được, khi trong một thời gian dài chúng ta đã coi Úc như một vùng đất không có ai ở, đồng thời bây giờ chúng ta lại đang tôn vinh nghệ thuật, văn hóa thổ dân cũng như việc quản lý đất đai của người thổ dân.

Có một số mâu thuẫn trong câu chuyện quốc gia đó mà cuộc trưng cầu này sẽ giúp giải quyết. Đây là việc vừa mang tính biểu tượng vừa rất thực tế."


Share