Tư lệnh quân đội Úc, tướng Angus Campbell đưa ra 2 lời xin lỗi, một cho người dân Afghanistan và một cho người dân Úc.
“Đối với người dân Afghanistan, nhân danh quân đội Úc, tôi thành thật xin lỗi về bất kỳ hành động sai trái nào của các binh sĩ Úc".
"Hành vi bị cáo buộc như vậy, đã làm mất lòng tin sâu sắc của người dân Afghanistan, những người đã yêu cầu chúng tôi đến đất nước của họ, giúp đỡ họ".
"Và đối với người dân Úc, tôi thành thật xin lỗi về bất kỳ hành động sai trái nào của các thành viên Lực lượng Phòng vệ Úc".
"Quí vị đúng khi mong đợi rằng quân đội sẽ bảo vệ quốc gia và các lợi ích của nước Úc, theo cách phù hợp với các giá trị và luật pháp của quốc gia chúng ta”, Angus Campbell.
Sau cuộc điều tra kéo dài 4 năm, một bản báo cáo của thẩm phán Paul Brereton được biên soạn lại về những cáo buộc tội ác chiến tranh của lực lượng đặc biệt Úc ở Afghanistan đã được công bố.
Phúc trình tìm thấy thông tin đáng tin cậy, để chứng minh 23 tội ác chiến tranh bị cáo buộc, bao gồm giết người, lạm dụng và che đậy của những người lính Úc.
Trong báo cáo, thẩm phán Brereton mô tả 57 vụ việc được điều tra, "có thể là tình tiết đáng hổ thẹn nhất trong lịch sử quân đội Úc".
Bản báo cáo khuyến nghị 19 binh sĩ Úc được điều tra hình sự về vụ sát hại 39 thường dân Afghanistan, bao gồm cả các trẻ em trai và tù nhân vị thành niên.
Các vụ việc xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2016, không phải trong trận chiến và những người lính tham gia có kiến thức về luật pháp quốc tế, về chiến tranh và tội phạm chiến tranh.
Những người lính trẻ bị buộc phải thực hiện cái gọi là các cuộc tập trận "đổ máu", bao gồm việc bắn các tù nhân, để có được bắn giết đầu tiên.
Vũ khí đã được binh lính Úc đặt gần thi thể các nạn nhân, như một phần trong nỗ lực che đậy những gì đã xảy ra.
Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Úc, tướng Angus Campbell, nói rằng sự kiện làm mờ đi thành tích của lực lượng phòng vệ Úc và danh tiếng quốc tế của nước Úc.
“Tôi sẽ không bao giờ nghĩ rằng, một người Úc sẽ làm được điều này trong kỷ nguyên hiện đại".
"Và tôi nghĩ rằng, chúng tôi có các quy trình và hệ thống quản trị, cùng hệ thống phát triển cho nhân viên của chúng tôi, nhưng điều đó sẽ không xảy ra".
"Đó là một trong những khía cạnh tai hại nhất của báo cáo này, nó cho thấy chúng tôi không phải là một lực lượng ở mức độ chuyên nghiệp, mà chúng tôi luôn nghĩ".
"Nó làm suy yếu về mặt đạo đức của Quân đội Úc”, Angus Campbell.
Phát ngôn nhân của Tổng thống Afghanistan, ông Ashraf Ghani cho biết trước khi báo cáo được công bố, ông đã nhận được một cuộc điện thoại cá nhân từ Thủ tướng Scott Morrison bày tỏ ‘nỗi buồn sâu sắc nhất về hành vi sai trái của một số binh sĩ Úc ở Afghanistan’ và cam kết ‘bảo đảm công lý’.
Trong khi đó, tướng Campbell nói rằng, ông chấp nhận tất cả 143 khuyến nghị của báo cáo và sẽ có những thay đổi đáng kể đối với cơ cấu hoạt động, cơ chế giám sát và văn hóa trong quân đội nói chung.
“Bằng 'văn hóa chiến binh', tôi nghĩ thẩm phán Brereton nói đến sự lệch lạc chậm chạp so với văn hóa bình thường và tốt đẹp trong môi trường quân đội, nơi thay vì tìm cách phục vụ người khác, quí vị tìm cách phục vụ chính mình và làm như vậy theo cách tạo ra sức mạnh, uy quyền và uy tín".
"Đó là sự phá hoại, bởi vì quí vị không còn nhìn vào sứ mệnh mà tất cả chúng ta ở đó để làm việc cùng nhau để đạt được, việc nầy phải được dập tắt".
"Nó hoàn toàn trái ngược, không chỉ đối với các hoạt động đặc biệt, mà còn đối với các lực lượng quân sự chuyên nghiệp và hoàn toàn đối với Lực lượng Phòng vệ Úc”, Angus Campbell.
Trung đoàn Hai của SAS sẽ bị giải tán và Tướng Campbell cho biết, ông đang đề nghị với Tổng Toàn quyền rằng, bằng khen dành cho Lực lượng Đặc biệt, được trao cho các nhân viên phục vụ từ năm 2007 trở đi, nên được rút lại.
Chính phủ liên bang sẽ thành lập Văn phòng Điều tra Đặc biệt, cơ quan này sẽ xem xét bất kỳ cáo buộc tội phạm nào được nêu ra và khi thích hợp, chuyển các bản tóm tắt cho Giám đốc Công tố Liên bang để xem xét.
Một hội đồng mới cũng sẽ được thành lập, để thúc đẩy thay đổi văn hóa bên trong các trung đoàn biệt kích và SAS của Úc.
Tướng Campbell cho biết, theo khuyến nghị của báo cáo, việc bồi thường sẽ được thu xếp cho các gia đình bị ảnh hưởng, mà không cần chờ truy tố hình sự và huy chương của những người trực tiếp tham gia, cũng sẽ bọ xem xét.
Báo cáo cho thấy, có văn hóa giữ bí mật trong mỗi cuộc tuần tra, giữ các hành động của họ không cho người khác biết.
Tướng Campbell nói rằng, ông rất tiếc khi những người cao hơn trong ban chỉ huy quân đội, bao gồm cả chính ông, đã không làm nhiều hơn nữa để đưa vấn đề ra ánh sáng.
Mặc dù báo cáo miễn trừ cho các chỉ huy về kiến thức trực tiếp, cá nhân về các vụ giết người, nó cũng chỉ ra trách nhiệm chỉ huy đạo đức và các vấn đề mang tính hệ thống.
“Nếu toàn bộ Lực lượng Phòng vệ Úc không học hỏi từ đó và củng cố tất cả các khía cạnh về khả năng tổ chức mà tôi đã mô tả".
"Chúng tôi không chuẩn bị cho mình để đảm bảo rằng, điều này sẽ không xảy ra nữa".
"Bây giờ với các cuộc Hành quân Đặc biệt, thẩm phán Brereton nói rõ ràng việc cải tổ, sửa đổi, hoặc giảm bớt báo cáo, điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được".
"Tôi muốn toàn bộ Lực lượng Phòng vệ học hỏi, suy nghĩ và nói, 'Tôi sẽ không đến đó', Angus Campbell.
"Và cũng bởi vì số lượng tội ác chiến tranh là 39, so với quí vị biết đấy, hàng ngàn tội ác đã diễn ra”, Melanie O’Brien.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds nói rằng, ‘vấn đề rất nghiêm trọng’ mà báo cáo nêu ra, sẽ nhận được hồi đáp toàn diện, thế nhưng bà nói thêm rằng những phát hiện này không nên ảnh hưởng lên đại đa số nam giới và phụ nữ trong quân đội Úc.
Ông Glenn Kolomeitz, một luật sư quân đội, người đã cố vấn cho những người lính đưa ra bằng chứng cho cuộc điều tra, nói rằng bản báo cáo đã gây xúc động mạnh cho khách hàng của ông.
“Có một chút giảm bớt trong một số lãnh vực, nhưng nó cũng là một tác nhân gây căng thẳng thêm nữa".
"Vì vậy, chúng tôi phải nhận thức được sức khỏe tinh thần của họ và cách nó ảnh hưởng đến họ".
"Chúng tôi đang kiểm tra và đó là trách nhiệm về Bộ Quốc phòng cũng kiểm tra chúng", Glenn Kolomeitz.
Được biết một phúc trình năm 2016 do nhà xã hội học quân sự là Tiến sĩ Samantha Crompvoets, đã châm ngòi cho cuộc điều tra về tội ác chiến tranh, kéo dài 4 năm.
Bà nói với SBS News rằng, những phát hiện của báo cáo Brereton,sẽ gây tiếng vang quốc tế.
“Những điều còn lại với tôi không phải là những sự kiện đặc biệt, đó là cách chúng được mô tả với tôi là bình thường và luôn xảy ra".
"Đó thực sự là điều đau khổ nhất. Ý tôi là danh tiếng của Úc đã bị hoen ố và tôi nghĩ chúng ta sẽ thật sai lầm khi nghĩ rằng nó không có tác động gì, nếu có tin đồn xảy ra trong năm 2009 đến 2012, hoặc trước đó hoặc sau đó, tôi chắc chắn rằng những tin đồn đó không chỉ giới hạn trong quân đội Úc".
"Tôi nghĩ rằng cũng sẽ có những quân đội khác cũng sẽ đặt câu hỏi, liệu binh lính của họ có thể làm điều gì tương tự hay không”, Samantha Crompvoets.
Còn Tiến sĩ Melanie O’Brien là chuyên gia luật quốc tế, tại Đại học Tây Úc.
Bà nói rằng, mặc dù có những rào cản đáng kể cần phải vượt qua để truy tố hình sự thành công ở Úc, bởi Giám đốc Công tố Liên bang, thế nhưng chính các truy tố nầy khó có thể vượt qua.
“Rõ ràng, các tội ác được thực hiện ở Afghanistan chứ không phải tại Úc, nhưng thủ tục tòa án sẽ diễn ra ở tại đây".
"Chuyện đó là khá khó khăn, về mặt thu thập bằng chứng để bắt đầu".
"Thế nhưng chúng tôi biết rằng, có những người sẵn sàng đưa ra bằng chứng và điều đó khá quan trọng".
"Chúng tôi cũng biết rằng có những thước phim được quay từ máy quay của những người lính, do đó có những thứ đã có thể truy cập được".
"Vì vậy, loại bằng chứng đó sẽ có nghĩa là, sẽ không nhất thiết phải mất nhiều thời gian như chúng ta đã thấy trong các cuộc điều tra đối với Đạo luật Tội phạm, Tòa án Hình sự Quốc tế và các tòa án xem xét".
"Và cũng bởi vì số lượng tội ác chiến tranh là 39, so với quí vị biết đấy, hàng ngàn tội ác đã diễn ra”, Melanie O’Brien.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại