Đã có hàng ngàn người bị giết trong trong chiến dịch chống ma túy, mà Tổng thống Phi luật Tân Rodrigo Duterte cho biết, sẽ tiếp tục cho đến hết nhiệm kỳ của ông.
Trong cuộc họp báo gần nửa đêm trong tuần nầy, Tổng thống Phi luật Tân Rodrigo Duterte đưa ra lời xác nhận.
"Ông định kéo dài cuộc chiến chống ma túy, đến bao nhiêu tháng nữa?"
"Cuộc chiến ma túy hả? Tôi sẽ gia hạn đến ngày cuối nhiệm kỳ của tôi".
Được biết Tổng thống Duterte đã thắng cử với lời hứa hẹn, là sẽ chấm dứt nạn ma túy bất hợp pháp trong 6 tháng đầu tiên thuộc nhiệm kỳ của ông.
Thế nhưng, nay ông lại đưa ra một hạn kỳ mới.
"Cho đến kẻ mua bán ma túy cuối cùng và tay đầu đảng ma túy sau cùng, bị thanh toán".
Các quan sát viên cho biết có hơn 7 ngàn bị giết, kể từ khi chiến dịch của ông bắt đầu hôi tháng 7 năm rồi, tính ra trung bình có 30 người bị giết mỗi ngày.
Nay ông Duterte dự định kéo dài thêm 5 năm nữa.
Bất chấp các bằng chứng cho thấy, cảnh sát tham gia trong việc mua bán ma túy và những vụ giết chết các nghi can trong lúc bị cảnh sát câu lưu, người ta không thấy một cảnh sát nào bị truy tố cả.
Nay theo Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Phi luật Tân, ông Ronald Dela Rosa cho biết, việc nầy sẽ ngưng lại.
"Hiện nay không còn chiến dịch bài trừ ma túy nữa, cảnh sát không còn lo chuyện nầy, mà mục tiêu của chúng tôi là nhắm vào chuyện thanh lọc nội bộ ".
Được biết việc nầy do hậu quả của sự phẫn nộ, sau khi một thương gia Nam hàn bị cảnh sát chống ma túy, bóp cổ chết ngay tại trụ sở cảnh sát.
Việc nầy dấy lên một làn sóng giận dữ và Thượng viện Phi phải mở cuộc điều tra.
Ông Duterte đọc bài diễn văn, đề cập đến những người Nam hàn, có dính líu trực tiếp trong vụ.
"Tôi xin lỗi về cái chết của công dân của nước quí vị, thế nhưng tôi có thể bảo đảm là, tôi sẽ xem xét chuyện nầy. Nếu họ vượt ngục, thì tôi sẽ gởi cái đầu của họ đến quí vị".
"Chúng ta cần có một cuộc điều tra quốc tế và điều thực sự quan trọng, là Liên hiệp quốc hướng dẫn một cuộc điều tra quốc tế và độc lập, về các vụ giết người nầy", Giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch tại Úc, là bà Elaine Pearson nói.
Việc đó làm dễ chịu đôi chút, đối với những người biểu tình bên ngoài Tổng Hành Dinh Cảnh sát Quốc gia, họ mang theo biểu ngữ đòi hỏi công lý và thắp lên các ngọn nến.
Một nhà lãnh đạo cuộc biểu tình, là ông Renato Reyes cho biết.
"Quí vị có thể bị giết chết trong đồn cảnh sát, bên trong các nhà tù. Cuộc chiến chống ma túy đang vượt ngoài vòng kiểm soát và cảnh sát nghĩ rằng, họ có thể thoát ra ngoài những chuyện đó".
Trong khi đó, các nhóm tranh đấu cho nhân quyền mô tả đó là một nền văn hóa miễn trừng phạt những kẻ vi phạm.
Giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch tại Úc, là bà Elaine Pearson cho biết một nền văn hóa như vậy đã bắt rễ tại xứ nầy.
"Việc loan báo ngưng nghỉ trong cuộc chiến chống ma túy, thực sự có vẻ hơn là một trò tung hứng. Tôi nghĩ, cuối cùng thì chuyện nầy vẫn tiếp diễn. Những gì chúng ta sẽ thấy chỉ là một sự thay đổi trong cách, làm thế nào để các vụ giết người nầy được ghi nhận mà thôi".
Bà cho biết, cảnh sát Phi luật Tân không thể tự đứng ra điều tra được, do đó phải cần đến một tổ chức nằm ngoài hệ thống cai trị tại Phi.
"Vì vậy chúng ta có thể thấy được một sự giảm sụt trong các vụ giết người được cảnh sát ghi nhận, thế nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ trông thấy nhiều vụ giết người do các tay súng vô danh".
"Chúng ta cần có một cuộc điều tra quốc tế và điều thực sự quan trọng, là Liên hiệp quốc hướng dẫn một cuộc điều tra quốc tế và độc lập, về các vụ giết người nầy", Giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch tại Úc, là bà Elaine Pearson nói.
Được biết chính phủ Phi đã hủy bỏ visa viếng thăm của bà Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về những vụ sát hại không xét xử, do bà nầy không đồng ý với những điều kiện của họ.
Họ muốn bà nầy, công khai thảo luận với Tổng thống Phi luật Tân.
Quốc hội Phi cũng đang xem xét việc tái lập án tử hình và hạ thấp tuổi phạm tội, từ 15 xuống còn 9 tuổi.
Việc nầy diễn ra tại một quốc gia, mà vị Tổng thống hứa hẹn sẽ thi hành các vụ hành quyết hàng ngày.
Trong khi đó, các gia đình nạn nhân trong cuộc chiến ma túy nầy cho biết, những vụ hành quyết đã bắt đầu.