Cùng giữ tiếng Việt: Nghe các bạn teen nói

Betty (đầu tiên bên trái), Aichan (giữa) và các bạn tuổi teen

Betty (đầu tiên bên trái), Aichan (giữa) và các bạn tuổi teen Source: Supplied

Lắng nghe những suy nghĩ và mong muốn của các em, cho phép các em cùng tham gia vào việc lập chương trình học sẽ giúp việc xây dựng và điều chỉnh những mô hình khuyến khích học và nói tiếng mẹ đẻ phù hợp và tạo cảm hứng cho các em hơn. Các bạn tuổi teen và cận teen đang sinh sống ở Úc nói gì về chủ đề giữ tiếng Việt?


“Trẻ em có vai trò như những nhà vô địch trong việc giữ tiếng mẹ đẻ” (Giáo sư Lo Bianco, Đại học Melbourne). 

Khách mời của chương trình gồm có các bạn: Hikun, Brian, Aichan, Quân và Betty đến từ Sydney, Công đến từ Adelaide, Khánh đến từ Brisbane, Hà, May, Chi, Bách và Cốm đến từ Melbourne. 

Các con đã học tiếng Việt như thế nào?

Bách: Con học tiếng Việt bằng cách con trở về Việt nam mấy năm rồi sau đó mới quay trở lại đây.

Chi: Con nói chuyện với gia đình của con hàng ngày và tham gia lớp học tiếng Việt.

Khánh: Khi cháu nhỏ cháu tới Úc, khi cháu to hơn một tí, cháu được đi  Việt nam lại và đi học ở đó một tí và học tiếng Việt ở đó. Khi quay lại Úc, cháu cũng nói với bố mẹ bằng tiếng Việt.

Brian: Chỉ nói chuyện với ba mẹ nhiều bằng tiếng Việt từ hồi nhỏ. Con có đi học trường việt ngữ một tí nhưng quên hết rồi, chỉ đến đó để biết viết mà quên hết rồi.
Công, Betty, Cốm, Brian, Aichan, Quân, Hikun (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
Công, Betty, Cốm, Brian, Aichan, Quân, Hikun (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) Source: Supplied
Quân: Con sống ở Việt nam trên 5 năm nên con biết nói tiếng Việt.

Cốm: Hay nói chuyện tiếng Việt với bố mẹ. Cốm sang Úc lúc 1 tuổi, nhưng có giai đoạn 3-4 tuổi quay về Việt nam, thời gian đó có vài tháng thôi nhưng cũng học được khá nhiều từ tiếng Việt. 

Hikun: Con nói tiếng Việt với bố mẹ và bạn của bố mẹ con, bạn của con thì con nói tiếng Anh.

Các con thích học tiếng Việt ở mức độ nào? Với 0 là không thích chút nào và 5 là cực thích.

Khánh: Nếu cháu học tiếng Việt, cháu thích số 3 vì hắn sẽ vui nhưng không phải mức độ cháu muốn làm rất nhiều.

Bách: Khoảng số 3, vì con nghĩ là có thể có thầy cô giáo dạy hơi chán thì con không thích, còn nếu thầy cô giáo dạy tốt thì con sẽ thích.

Chi: Nếu con về học ở Việt nam thì con nghĩ là số 4 vì con nghĩ sẽ rất vui và học nhiều thứ khác nhưng chắc con nghĩ sẽ cần nhiều thời gian, không có thời gian để chơi với làm cái khác.

Hà: Con nghĩ là 3, bây giờ con đang học tiếng khác ở trường rồi nên con không biết có thể balance (cân bằng) học 3 thứ tiếng 1 lúc, nhưng con cũng muốn preserve (giữ) cái language (ngôn ngữ) của con.

Nếu ở Úc, các con có thể học tiếng Việt theo ba cách sau thì các con chọn cách nào? Cách thứ nhất: học tiếng Việt từ khi bắt đầu đi học tiểu học, tức là các con vào lớp 1 là đã được học tiếng Việt và chọn một môn học để học bằng tiếng Việt, 1 tuần 2 tiếng, và học như thế cho đến hết lớp 12. Cách thứ 2: học tiếng Việt ở trường Việt ngữ vào cuối tuần. Cách thứ 3:  không đi học, chỉ nói chuyện với bố mẹ ở nhà. 

Khánh: Cháu sẽ lựa cách 3 vì nếu học hắn trong trường thì hắn sẽ rất khó nếu học cả tiếng Anh và tiếng Việt. Nhưng nếu học với ba mẹ, hắn sẽ tốt hơn, vì ba mẹ dạy rất hay, ba mẹ biết con thích gì thì ba mẹ sẽ dạy rất dễ. Sáng không có nhiều giờ để bày nhưng buổi tối ba mẹ đi về con nghĩ ba mẹ có đủ giờ để nói chuyện và bày con học tiếng Việt.
Công (13 tuổi, Adelaide)
Công (13 tuổi, Adelaide) Source: Supplied
Hà: Con chọn Option 3 vì con nghĩ bây giờ con cũng không cần tiếng Việt advance (trình độ cao) quá, con vẫn nói chuyện với bố mẹ và gia đình thì ổn.

May: Con nghĩ là Option 2 hoặc 3 vì bây giờ thì con vẫn nói chuyện với bố mẹ nhưng có những từ con chưa chắc, vẫn phải nói thêm tiếng Anh nên option 2 sẽ giúp cho cái đấy.

Bách: Nếu không biết tí gì thì có khi Option 1, còn nếu biết nhiều rồi thì Option 3.

Brian: Option 3 là thấy hay nhất vì không có cần phải lên trường hay đi đâu hết, nói chuyện với ba mẹ là được rồi, ba mẹ nói với mình từ hồi nhỏ, nó dễ, nó giống như first language (ngôn ngữ thứ nhất), mình expose (tiếp xúc với) cho nó nhiều lắm rồi, mình biết nhiều từ từ nhỏ, về Việt nam nói chuyện tiếng Việt với ba mẹ, nói chuyện với ông bà nữa. Thế là được rồi.

Cốm: Cốm nghĩ là Option 3, nếu từ nhỏ Option 3 sẽ effective (hiệu quả) hơn, dễ hơn cho người đang học hơn, từ nhỏ, như Brain nói, sẽ nhớ hơn vì nó là ngôn ngữ đầu tiên mình học và thêm nữa có thể học với ông bà, thỉnh thoảng bà dạy cho tiếng Việt.

Làm thế nào để biết đọc và viết? 

Brian: Mình muốn đọc và viết tiếng Việt thì mình đi Option 1 hay 2, chắc 2.

Hãy tưởng tượng các con bước vào cầu thang máy và tình cờ gặp Thủ tướng Úc và Bộ trưởng bộ Giáo dục trong thang máy. Các con có 90 giây để nói với hai ông về việc làm thế nào để các bạn nhỏ gốc Việt giữ được tiếng Việt và thích học, thích nói tiếng Việt. Các con sẽ nói gì? Các con có thể thảo luận trước nếu thích.
Hà (13 tuổi, Melbourne)
Hà (13 tuổi, Melbourne) Source: Supplied
Công: How do we motivate teenagers to spend time after school to learn Vietnamese, that’s the main issue.

Aichan: Give them free food, they will go.

Công: Do we give them Viet food as a reward?

Quân: Just give them the money, they can get what they want.

Betty: Where would we get the money from? I think we say Learn Vietnamese in schools, open up Vietnamese language schools, put it on website so parents know and make their child go to the schools.

Aichan: Like make the parents force their child to go to the school?

Quân: I don’t think  many people like it.

Công: Exactly, learning sucks, no one wants to spend more time after school learning anything, they want to go home and watch netflix.

Betty: Tell them the benefits, like learning about the culture.

Aichan: You can connect with people from your culture.

Betty: Like grandparents

Hikun: Promote the culture more, like China town, let’s make Viet town.

Quân: Why not. That’s a great idea.

Hikun: Rename Cabramatta. I guess we also talked about introducing Viet subject, that will help.
Khánh, Chi, Bách (từ trên xuống, từ trái qua phải)
Khánh, Chi, Bách (từ trên xuống, từ trái qua phải) Source: Supplied
Công: Chúng cháu đã bàn luận và chúng cháu  nghĩ nên mở nhiều lớp Việt nam hơn, những lớp mà trẻ em được ba mẹ cũng dạy dỗ và cho vào. Chúng cháu nghĩ cũng nên có phần thưởng nhưng chúng cháu không kết nối được rõ là phần thưởng gì, các bạn thì bảo là thức ăn nhưng điều đó quá đắt tiền.

Cốm: Cốm nghĩ nói thật cái ngôn ngữ ở trường mình sẽ học được vài câu lấy lệ, mình không thạo được ngôn ngữ đó, như kiểu Cốm học tiếng Trung quốc. Cốm nghĩ mình nên học từ nhỏ, bố mẹ nên take initiative (chủ động) để dạy.

Hà: Con nghĩ là nếu tiếng Việt là 1 môn có thể chọn để học trong trường thì cũng tốt, vì trường của con học tiếng Pháp và German (tiếng Đức) nhưng nếu cho tiếng Việt là một lựa chọn thì sẽ có nhiều người học hơn.

Chi: Con muốn trường ở Úc có chương trình giúp giáo dục  trẻ em về tiếng Việt và cũng có lựa chọn để chọn học và nói tiếng Việt.

May: Con nghĩ nếu mình muốn motivate (tạo động lực cho) người học tiếng Việt thì phải affect (tác động) đến bố mẹ, con nghĩ minister (bộ trưởng) nên encourage parents để encourage their children (động viên bố mẹ khuyến khích các con) để học thêm tiếng Việt.

Khánh: Cháu muốn qua tivi hay đài để biết có gì hay ở Việt nam, cháu không ở Việt nam nên cháu không biết có gì hay ở đó không. 

Cám ơn các bạn đã bớt chút thời gian trong lịch sinh hoạt rất bận rộn của tuổi teen để chia sẻ với thính giả SBS Vietnamese những suy nghĩ rất thẳng thắn và những sáng kiến rất thú vị. 

Một số bạn trong chương trình đã có một thời gian ngắn sống ở Việt nam khi còn bé, điều đó có thể giải thích một phần khả năng nói tiếng Việt rất tốt của các bạn. Tuy nhiên làm thế nào mà qua nhiều năm các bạn vẫn tiếp tục nói tiếng Việt tốt như vậy, chắc chắn là nhờ nỗ lực giữ tiếng Việt không nhỏ của gia đình các bạn.
May (14 tuổi, Melbourne)
May (14 tuổi, Melbourne) Source: Supplied
Mỗi ngôn ngữ đều cần có một môi trường để tồn tại và phát triển. Đưa các con về Việt nam một thời gian sẽ giúp con phát triển các kỹ năng tiếng Việt. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Vậy thì làm thế nào để tạo môi trường tiếng Việt cho con? Môi trường đó ở trong chính chúng ta, mỗi gia đình và cộng đồng là nơi các con có thể sử dụng tiếng Việt.
Học tiếng Việt và nói tiếng Việt với bố mẹ từ sớm, tạo động lực cho con nói và học tiếng Việt, kết nối với đất nước và văn hóa Việt là một số chia sẻ trong cuộc nói chuyện với các bạn teen trong chương trình hôm nay
Mời quý vị tham gia giải câu đố của chương trình: Trong bài ca dao dưới đây, nếu thay từ cái bằng từ con thì có khác gì không? 

Cái cò, cái vạc, cái nông 
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò
Không, không tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi

Xin quý vị hãy gửi câu trả lời về chương trình theo địa chỉ: hoặc nhắn tin trên .


Share