Đây là cuộc bầu cử mà nhiều người trong nhóm nầy là những nhà tranh đấu cho khí hậu, vào thời điểm được xem là rất quan trọng.
Phong trào có tên là Học Đường Tranh đấu cho Khí hậu nổi lên từ năm 2019, với cao điểm là các cuộc tụ tập sau những trận cháy rừng và lũ lụt trong những năm gần đây.
Varsha Yajman 19 tuổi là một nhà tổ chức chính yếu trong phong trào, hiện nay cô hoạt động về luật pháp bán thời gian tại Sydney và tiếp tục các hoạt động tranh đấu về khí hậu.
“Tôi thực sự rất phấn khởi thế nhưng tôi nghĩ có nhiều áp lực, vì đây là lần đầu tiên nhiều người thuộc thế hệ của tôi đi bầu".
"Dường như là có quá nhiều gánh nặng trên chúng tôi khi phải đưa ra chọn lựa đúng đắn, để mang lại một tương lai ổn định cho chính mình".
'Chúng tôi đã có nhiều gánh nặng với nhiều trách nhiệm và không muốn vượt quá chuyện đó trong tương lai”, Varsha Yajman.
Một người bạn và cũng tranh đấu cho khí hậu là Niamh O'Connor Smith ở Melbourne cho biết, cô không thấy chính sách nào của chính phủ thích hợp với mục tiêu tranh đấu.
“Tôi ngồ̀i đây và suy nghĩ không biết tương lai mình sẽ ra sao".
'Họ không đại diện cho những gì tôi mong muốn, cũng như không mang lại những gì người trẻ muốn có".
"Tôi không thấy bất cứ chuyện gì trong chính sách của họ thực sự giúp đỡ tôi trong dài hạn, hay xây dựng cộng đồng chung quanh tôi, hoặc giúp đỡ những người trẻ khác như tôi trong việc tạo lập tương lai”, Niamh O'Connor Smith.
Tại một sân huấn luyện túc cầu ở khu nội ô phía tây Sydney, cuộc bầu cử đến gần không phải là chuyện các cầu thủ để ý đến.
“Tôi phải nói tôi biết cả hai đảng Lao Động và đảng Tự do, chắn chắn ông Scott Morrison là cuả đảng Tự do. Nói thật, đó là những gì tôi biết”, một cầu thủ.
“Bạn thấy những gì trên mạng xã hội và các nội dung, vì vậy tôi có thể sẽ đưa ra quyết định của mình dựa trên những gì tôi thấy trên internet vào thời điểm đó".
"Tôi thực sự không suy nghĩ quá nhiều vào việc tôi sẽ bỏ phiếu cho ai, nhưng khi đến thời điểm, tôi sẽ nghiên cứu và xem cảm nhận của tôi nghiêng về bên nào”, một cầu thủ khác.
Xa hơn về phía nam Sydney tại địa hạt Sutherland, Công ty Thổ Dân Kurranulla hoạt động như một trung tâm làm mọi chuyện cho cộng đồng Thổ Dân địa phương.
Trung tâm nầy tùy thuộc vào sự giúp đỡ của các nhân viên trẻ như Tameika Lee Fitzgerald 19 tuổi, cô nầy nói rằng lá phiếu của những người trẻ có thể không phải là chuyện ưu tiên của các đảng lớn.
“Tôi nghĩ rằng có thể làm được nhiều điều hơn nữa đối với giới trẻ ở Úc, cho dù đó có phải là người Thổ Dân hay không".
"Tôi có xu hướng nghĩ rằng, các chính trị gia tập trung nhiều hơn vào giới trung niên hơn là thanh niên”, Tameika Lee Fitzgerald.
Tại Perth, cộng đồng Tigrayan địa phương từ lâu đã vận động chính phủ lên án Ethiopia, về những tội ác chiến tranh ở quê hương họ.
Sinh viên khoa học 18 tuổi là Noha Tsehaye đã theo dõi chính phủ Úc lên án Nga về cuộc xâm lược Ukraine và thất vọng vì đã không làm như vậy với Tigray.
“Tôi ước muốn trong tương lai, bất kỳ đảng nào chiến thắng trong cuộc bầu cử, sẽ thực sự lên án chính phủ Ethiopia về những gì đang xảy ra ở Tigray".
"Việc này được thực hiện với Ukraine trong vòng 24 giờ, nhưng với Tigray thì đã hơn 500 ngày”, Noha Tsehaye.
"Bạn có thể làm điều đó trên điện thoại di động của mình, chỉ mất khoảng năm phút mà thôi”, Evan Ekin-Smyth.
Tại đại học Queensland, các sinh viên đang theo dõi các vấn đề quan trọng đến việc bỏ phiếu của họ.
“Biến đổi khí hậu, 100 phần trăm là biến đổi khí hậu, tôi cũng nghĩ về giá nhà và tiền thuê nhà".
"Thuê nhà ở thành phố nói riêng thực sự rất điên rồ và rất căng thẳng khi cố gắng trở thành người lớn và không biết mình cần bao nhiêu thời gian, để mua một nhà và định cư”, một nữ sinh viên.
"Tất cả sinh viên đang học, họ nghiên cứu những gì họ muốn làm".
"Không nên ép mọi người chọn những con đường sự nghiệp khác nhau, chỉ vì lý do kinh tế".
"Nên học những gì bạn muốn làm, bởi vì bạn không muốn để sống cuộc sống của bạn, làm một công việc mà bạn không thích”, một nữ sinh viên.
Trong khi đó Giảng viên cao cấp về chính trị tại Đại học Quốc gia Úc, Tiến sĩ Jill Sheppard cho biết, bản chất của hệ thống bỏ phiếu bắt buộc của Úc có nghĩa là, các cử tri trẻ thường bị các đảng lớn coi thường.
Bà nói rằng không có gì ngạc nhiên, khi nhiều cử tri lần đầu tiên chẳng quan tâm đến hệ thống chính trị.
“Tôi nghĩ rằng đó là công việc dễ dàng nhất trên thế giới, để các bên thu hút những người trẻ tuổi hơn họ đang làm, bởi vì vào lúc này thẳng thắn họ không làm gì cả".
'Tất cả những gì họ phải làm, là nói chuyện với những người trẻ tuổi hơn và điều đó hấp dẫn họ".
'Vì vậy, hãy nói về biến đổi khí hậu, nói về khả năng tiếp cận giáo dục, nói về những vấn đề mà những người thuê nhà gặp phải và những người tiết kiệm cho ngôi nhà đầu tiên của họ".
"Đây là những vấn đề mà các bên lớn có vẻ ngại nói, vì họ sẽ mất phiếu từa các cử tri có tuổi hơn, rồi phải đối mặt với rủi ro đó”, Jill Sheppard.
Ủy ban Bầu cử Úc cho biết vào cuối tháng Hai, đã có hơn 610 ngàn người Úc ghi danh bỏ phiếu, ở độ tuổi 18, 19 hoặc 20 tuổi.
Phát ngôn nhân của Ủy ban là Evan Ekin-Smyth cho biết, sau khi cuộc bầu cử được loan báo, chỉ còn 7 ngày để ghi danh.
Ông khuyến khích mọi người đăng ký ngay càng sớm càng tốt.
“Thông điệp cho bất kỳ ai đang lắng nghe chúng tôi khi chúng tôi nói về việc tuyển sinh là, hãy ghi danh bầu cử ngay bây giờ, nó thực sự dễ dàng".
"Bạn chỉ cần truy cập AEC.com.gov.au. và đó là một hình thức hoàn toàn trực tuyến".
"Bạn có thể làm điều đó trên điện thoại di động của mình, chỉ mất khoảng năm phút mà thôi”, Evan Ekin-Smyth.
Chỉ mất một ít thời gian, mọi người có thể đóng góp vào tiến trình dân chủ tại nước Úc.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại