Nhiều người đã kêu gọi hội đồng thành phố can thiệp để dừng lại sự kiện này, vì lo sợ sẽ gây chia rẽ cộng đồng.
Nhiều người Úc gốc Hoa đã phải trải qua khoảng thời gian cay đắng dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao nắm quyền trước đây. Họ xem Mao là kẻ sát nhân hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử.
Buổi hòa nhạc tưởng niệm di sản của Mao Trạch Đông được lên kế hoạch diễn ra tại Sydney và Melbourne vào tháng tới để đánh dấu 40 năm ngày mất của cựu chủ tịch Mao, tức ngày 9 tháng 9 năm 1976.
Tuy nhiên, một giáo sư giảng dạy ngành Trung quốc học tại Đại học Công nghệ Sydney UTS, Tiến sĩ Chongyi Feng, cho biết ông sẽ không tham gia vào buổi hòa nhạc này với tư cách một khán giả.
“Số lượng người thiệt mạng dưới tay chủ tịch Mao và chính sách của ông ta còn nhiều hơn nạn nhân của Adolf Hitler và Josef Stalin cộng lại”. Chongyi Feng
Còn giáo sư Shangxiao Han, từ tổ chức , một tổ chức được thành lập để phản đối việc tổ chức buổi hòa nhạc, thể hiện quan điểm tương tự.
"Rất nhiều người thân trong gia đình tôi, họ hàng của tôi đều bị giết hoặc bắt bớ. Một số người biến mất mãi mãi và không bao giờ được nhắc tới. Những điều xảy ra thật tồi tệ và là một ký ức ám ảnh", Han cho biết.
Ban tổ chức buổi hòa nhạc nói họ nhận ra những sai lầm của Chủ tịch Mao nhưng khẳng định di sản mà ông để lại quan trọng hơn rất nhiều. Đó là sự đóng góp cho con đường cách mạng Trung Quốc.
Mao Trạch Đông đã dẫn đầu đảng Cộng sản thực hiện cuộc nổi dậy tranh giành quyền lực vào năm 1949, loại bỏ chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc.
Thế nhưng trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 1966, cộng sản tuyên bố bảo tồn ý thức hệ và thực hiện cuộc cách mạng Văn hóa. Cuộc cách mạng này của Trung Quốc khiến hàng triệu người bị bức hại trong các cuộc đấu tranh bất bạo động.
Hàng loạt những vụ bắt bớ tùy tiện, giam cầm, tra tấn, quấy rối và thu giữ tài sản đã diễn ra.
Hàng ngàn người bị buộc phải di dời đến các khu vực nông thôn của Trung Quốc, nhiều trường học và các ngôi đền đã bị phá hủy.
Mặc dù vậy, một số người có các thành viên gia đình là nạn nhân dưới thời Mao chủ tịch có ý định tham dự buổi hòa nhạc.
Belinda Xia cho biết cha cô đã tuyên bố phản đối cách mạng văn hóa và bị cấm túc không cho phép làm việc trong suốt 10 năm, nhưng theo cô, di sản của chủ tịch Mao cần phải được nhìn nhận trong một bức tranh lớn hơn.
"Chúng ta nên nhìn việc này trong toàn bộ bối cảnh lịch sử. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng Mao chủ tịch là một người tuyệt vời.Kiến nghị kêu gọi hội đồng thành phố Melbourne và Sydney ngăn chặn buổi biểu diễn đã thu hút được hơn 2.000 chữ ký.
Sydney Town Hall mocked up by people opposed to the Mao tribute concerts Source: Photo taken of the image by SBS Radio Mandarin
"Những gì chúng tôi đang cố gắng nói cho cộng đồng hiểu là chúng tôi không đứng về phe nào. Qúy vị biết đấy, chúng tôi không lên án và cũng không chấp nhận những gì xảy ra trong quá khứ, nhưng chúng tôi cho rằng mọi người có quyền lên tiếng để được lắng nghe." Robert Doyle
Được soạn bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung, thỉnh nguyện thư gửi Thị trưởng Clover Moore và Hội đồng thành phố Sydney ghi rõ: “Chúng tôi là công dân người Úc lo ngại sâu sắc về một buổi hòa nhạc tưởng nhớ đến Mao Trạch Đông, được tổ chức tại Tòa thị chính Sydney vào ngày 6/9/2016, và một nơi khác ở thành phố Melbourne 3 ngày sau đó”.
Những người khởi xướng thỉnh nguyên thư nêu rõ: Mao Trạch Đông là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Di sản của ông vẫn còn tranh cãi ngay trong dân chúng Trung Quốc. Điểm này cũng được phản ánh trong cộng đồng Úc-Trung Quốc.
Thỉnh nguyện thư viết tiếp, với tư cách là người nộp thuế, chúng ta không thể chấp nhận một sự kiện như vậy diễn ra tại Sydney. Hội đồng thành phố Sydney không nên có quan hệ với một người có quá nhiều tranh cãi về lịch sử như vậy.
Mặc dù Úc là một quốc gia đa văn hóa với sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên, sự tự do này phải được thực hiện dưới giá trị của Úc.
Cuối thỉnh nguyện thư ghi rõ: Chúng tôi kêu gọi Hội đồng thành phố Sydney ngay lập tức chấm dứt việc tổ chức buổi hòa nhạc tại Tòa thị chính Sydney vào ngày 6/9/2016 và bảo đảm không có buổi hòa nhạc tôn vinh Mao được tổ chức tại bất kỳ địa điểm nào khác ở thành phố này.
Thế nhưng hội đồng của cả hai thành phố cho biết họ không có vai trò đứng về phía nào.
Thị trưởng thành phố Melbourne Robert Doyle nhắc đến tự do ngôn luận trong phần trả lời của mình.
Buổi hòa nhạc được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 6 tháng chín tại Sydney và ngày 9 tháng 9 tại Melbourne.