Công nhân có tay nghề bị giới hạn trong việc tìm việc làm

Workers have spoken up about the vulnerability of migrants in the past

Workers have spoken up about the vulnerability of migrants in the past Source: AAP

Trong lúc đại dịch coronavirus khiến những doanh nghiệp phải giảm bớt nhân viên, thì những người có visa có tay nghề tạm thời còn được gọi là các công nhân được bảo trợ, lại đối diện với những khó khăn gấp bội. Họ không được hưởng các trợ giúp từ chính phủ, trong khi đó với những hạn chế về loại visa này, khiến họ không thể tìm được việc làm nào khác


Trong khi đó visa có tay nghề được ca ngợi là một chính sách ưu tiên cho những người Hong Kong và là mối quan tâm tiềm tàng cho chương trình di trú hậu coronavirus của chính phủ Úc. Chương trình này nhắm vào việc cho phép những di dân tài giỏi nhất được vào Úc, thế nhưng kế hoạch này thực tế đến mức nào, giữa lúc có nhiều bất định trong đại dịch COVID-19 ?.

Tổ chức Black and White Waiters chuyên về việc cung cấp nhân viên chiêu đãi trong các sự kiện lớn lao của các doanh nghiệp tại Úc.

Công ty này lệ thuộc phần lớn vào các công nhân được bảo trợ từ ngoại quốc và giám đốc là ông Alejandro Jara cho biết các nhân viên cũng được lợi lộc.

“Về phần tôi, tôi bảo đảm rằng họ sẽ làm công việc trong một khoảng thời gian dài hơn".

"Cuối cùng, họ có thể phát triển sự nghiệp, xin thị thực và ở lại nước Úc”, Alejandro Jara.

Thế nhưng hầu hết các sự kiện đã bị hủy bỏ và ông nầy nay phải giảm bớt nhân lực của mình.

Đó là những người sang Úc với visa bảo lãnh và không thể hưởng tiền JobKeeper hay JobSeeker, cũng như các hạn chế về visa khiến họ chỉ có thể làm việc cho người chủ đã bảo lãnh cho họ mà thôi.

“Do các luật lệ về visa, họ không được phép làm việc với một chủ nhân khác và từ quan điểm của chúng tôi, thật khó để chăm sóc cho họ, đặc biệt do chúng tôi không biết chuyện này sẽ kéo dài bao lâu”.

Trong khi đó, giáo sư Mary Crock thuộc phân khoa luật Đại học Sydney cho rằng, ngay cả nếu một chủ nhân bị hủy bỏ việc bảo lãnh thì các chọn lựa cũng rất giới hạn.

“Thông thường họ phải mất đến 60 ngày để tìm được một chủ nhân mới, nếu chủ nhân này hủy bỏ việc đề cử trong chuyện bảo trợ trước đây”, Mary Crock.

Chính phủ cho biết các công nhân với visa tạm thời bị giảm bớt công việc chứ không bị mất việc, thì họ vẫn duy trì một visa còn giá trị.

Thế nhưng đối với những người bị mất việc, chính phủ cho biết họ phải tìm một chủ nhân mới hay thu xếp để rời khỏi nước Úc.

Chính phủ trước đó đã cho phép những người có visa tạm thời có thể rút ra đến 10 ngàn đô la trong quỹ hưu bổng cho đến tháng 7.

Thế nhưng các nhóm hỗ trợ cho họ bao gồm ông Matt Kunkel thuộc Trung tâm Công nhân Di dân nói rằng, chuyện đó không đủ.

“Vấn đề rút tiền từ quỹ hưu bổng là chuyện chỉ chi trả một lần và mọi người có các vấn đề như thuê nhà, thực phẩm, tiền học... vân. vân cần phải trả đối với các sinh viên quốc tế".

"Vì vậy đó không phải là một món tiền để chi trả cho các chi phí vẫn đang tiếp tục”, Mat Kunkel.

Trong khi đó Chương trình Visa Tài Năng Toàn Cầu nhắm vào việc thu hút những nhân tài giỏi nhất và các di dân sáng chói nhất đến nước Úc, qua việc thủ đắc tư cách thường trú nhanh chóng.

Kỹ sư về vẽ kiểu có trụ sở tại Brisbane là ông Robin Smith di cư từ Tô Cách Lan hồi năm rồi, đã sử dụng visa này để phát động phát minh của ông, đó là một dụng cụ giảm đau trong kỹ thuật nông nghiệp vốn được sử dụng khi thiến và giảm bớt đau đớn cho các con cừu.

Ông này cho biết, sự thành công cho sức khoẻ con vật đã được thực hiện, qua chương trình visa tài năng toàn cầu.

“Tìm ra những người hội đủ điều kiện visa có tay nghề trên toàn cầu, là đường lối tuyệt đối cần thiết cho chúng ta, nó diễn ra vào một thời điểm tuyệt vời, qua những nỗ lực đã được thực hiện tại đây và hàng triệu đô la đã đổ vào".

"Chúng ta phát triển việc nầy và tôi thực sự phải có mặt ở đây để giúp nó phát triển”. Robin Smith.
"Vì vậy chúng ta có thể thực sự đặt chúng ta vào một cương vị lớn lao, để thu hút những con người như vậy”, Alex McCaulghy.
Được biết Chương trình Độc lập Tài Năng Toàn Cầu được phát động hồi tháng 11 năm rồi, với mục tiêu tuyển mộ 5 ngàn di dân tài năng mỗi năm trong các lãnh vực nhắm vào tương lai.

Việc này bao gồm kỹ thuật nông nghiệp, không gian và chế tạo xuất sắc, an ninh mạng và khoa học về dữ kiện, kỹ thuật trong lãnh vực tài chính, y tế, năng lượng và hầm mỏ.

Các ứng viên được hưởng mức lương ít nhất là 153,600 đô la mỗi năm.

Tổng Trưởng Di trú là ông Alan Tudge hồi đầu tháng nầy cho biết, chương trình sẽ xem xét việc ưu tiên gia hạn visa cho những người Hong Kong lo sợ bị đàn áp chính trị.

“Chúng ta sẽ tiếp tục chương trình nầy, thế nhưng đặt ưu tiên cho những ứng viên từ Hong Kong cho kế hoạch đó và cung cấp thêm tài nguyên cũng như nhắm vào các cá nhân đặc biệt, vốn thực sự có nhiều tài năng có thể tạo ra các doanh nghiệp ở đây, họ là những doanh nhân có tài năng về mặt kỹ thuật như vậy”, Alan Tudge.

Thế nhưng việc cấm đi lại quốc tế, có nghĩa là nước Úc tiên đoán bị sụt giảm 85 phần trăm trong số di dân trong năm tài chính này.

Bất chấp việc sụt giảm này, nhân viên di trú là ông Jordan Tew cho biết sự quan tâm đến chương trình này không hề bị giảm bớt.

“Đây là một điều thú vị đến từ một loạt người thuộc các lãnh vực được nhắm đến".

"Chúng ta cũng gặp các cá nhân tại Úc với visa, cũng như những người ngoại quốc nữa".

"Vì vậy tìm những mẫu người như vậy sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm và tài năng, mà thực sự không có sẵn tại Úc”, Jordan Tew.

Chính phủ liên bang hy vọng sẽ loan báo việc sắp xếp lại chương trình di trú trong bản ngân sách vào tháng 10, lúc đó sẽ có nhiều chắc chắn trong tương lai, khi cả nước khởi động lại nền kinh tế.

Thế nhưng cựu Thứ Trưởng Bộ Di trú là ông Abul Rizvi nói rằng, sự bất định lớn lao do coronavirus gây ra có nghĩa là chương trình tài năng toàn cầu dường như sẽ bị giới hạn.

“Tôi nghĩ trong ngắn hạn sẽ không phải là một thỏa hiệp lớn lao đạt được, liên quan đến việc sử dụng các visa độc lập, chỉ vì những hạn chế về số người từ trên thế giới đến đây vốn được phép vào lúc nầy, chỉ khi biên giới quốc tế mở ra thì mới có khả năng gia tăng các visa độc lập".

"Không nghi ngờ gì nước Úc làm rất tốt trong việc đối phó với vi rút và sẽ thu hút được nhiều người tài năng và xuất sắc trên thế giới”, Adul Rizvi.

Còn giám đốc StartUp Aus là Alex McCaulghy nói rằng, lãnh vực kỹ thuật hiện đẩy mạnh việc tuyển mộ này trở thành một mục tiêu di trú hậu coronavirus.

“Việc đó thực sự là mở ra các tài năng quốc tế đến giúp nước Úc xây dựng các doanh nghiệp thành công và đẩy mạnh sự thịnh vượng trong tương lai."

"Các công nhân xuất sắc nhất trên thế giới sẽ nghĩ đến nước Úc như là một nơi đứng đầu danh sách mà họ muốn chuyển đến".

"Vì vậy chúng ta có thể thực sự đặt chúng ta vào một cương vị lớn lao, để thu hút những con người như vậy”, Alex McCaulghy.

Còn các công nhân như ông Robin Smith, thì phát động các phát minh của mình vào việc phục hồi nền kinh tế Úc.

“Chúng ta khởi nghiệp và tôi hy vọng sẽ thích hợp với người Úc như nhiều người Tô Cách Lan trước tôi, vì vậy quả là một con đường lớn lao trong cuộc sống cho chúng tôi và gia đình, cũng như những gì tôi biết là vợ con tôi chắc chắn sẽ nhớ mãi trong suốt cuộc đời của chúng tôi”, Robin Smith.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share