Gần 3.8 triệu Úc không được chủng ngừa hàng năm

Kevin Condon

Kevin Condon Source: SBS

Một phúc trình mới cho thấy có tới 3.8 triệu người Úc độ tuổi trưởng thành đã không chủng ngừa miễn phí mỗi năm, khiến họ có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được, chủ yếu tập trung ở các cộng đồng người di dân, tị nạn và người Úc gốc Thổ dân.


Ông Kevin Condon, 74 tuổi, một người mẫu thời trang, doanh nhân và là một giáo viên ngôn ngữ, vào tháng Sáu năm ngoái đã bị bệnh cúm nhẹ, sau đó bị viêm phổi kéo dài hàng tháng trời mới bình phục.

Ông mất 6 tháng trời để bình phục sau khi bị xe đụng vào người, và mất thêm 5 tuần phải nằm trên giường sau những cơn ho, đổ mồ hôi và khó thở.

Những chuyện như thế đã rất tệ đối với ông, nhưng với ý nghĩ phải vào bệnh viện điều trị lại càng làm ông lo ngại hơn

“Tôi rất sợ phải đến bệnh viện, nhất là khi ở tuổi này. Cha tôi đã từng phải vào bệnh viện khám bệnh thường xuyên sau khi bị ngã, và ông đã qua đời vì bị nhiễm khuẩn MRSA ngay trong bệnh viện. Cho nên tôi rất sợ phải đến bệnh viện. May mắn tôi đã khỏi bệnh nhưng cũng mất rất lâu tôi mới bình phục được.”

Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ sơ sinh tại Úc ở mức trên 90%, nhưng đối với người trên 64 tuổi, các nhà nghiên cứu về y khoa cho biết chỉ có 51% tiêm chủng bệnh cúm và viêm phế cầu khuẩn.

Và với số liệu đó thì nguy cơ bùng phát bệnh dịch là điều khiến các chuyên gia lo ngại nhất.

Giáo sư Raina McIntyre đến từ Đại học NSW cho biết có một số bệnh lây nhiễm có thể gây tử vong.

“Qúy vị sẽ thấy mỗi năm lại có những đợt bùng phát dịch bệnh trong các bệnh viện và viện dưỡng lão như dịch cúm, viêm phế cầu khuẩn, viêm phổi, ho gà, viêm dạ dày ruột. Bệnh cúm là một trong những bệnh có thể ngăn ngừa được bằng cách tiêm vắc-xin qua chương trình chủng ngừa toàn quốc NIP, bệnh viêm phổi cũng vậy. Những đợt dịch bệnh như vậy có thể giảm nhẹ nếu mọi người được tiêm vắc-xin.”
"Mỗi năm lại có những đợt bùng phát dịch bệnh trong các bệnh viện và viện dưỡng lão như dịch cúm, viêm phế cầu khuẩn, viêm phổi, ho gà, viêm dạ dày ruột. Những đợt dịch bệnh như vậy có thể giảm nhẹ nếu mọi người được tiêm vắc-xin.”
Giáo sư McIntyre là đồng tác giả của phúc trình được xuất bản trên tạp chí Y khoa Úc, nghiên cứu lý do vì sao 3.8 triệu người Úc không tham gia chương trình tiêm chủng miễn phí.

“Đối với trẻ em, trẻ sơ sinh, sẽ dễ dàng được tiêm chủng vì cha mẹ sẽ đưa các em đi. Nhưng đối với người lớn thì họ phải đi làm, hoặc có những công chuyện khác. Đó là lý do đầu tiên mà họ ít đi tiêm chủng.

“Lý do thứ hai là, đối với trẻ em, chúng ta có chương trình đăng ký tiêm chủng trẻ em, giúp các bác sỹ dễ dàng theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ. Nhưng đối với người lớn, ở giai đoạn này, bác sỹ gia đình không thể kiểm tra tình trạng đăng ký tiêm chủng. Chúng ta đã có chương trình đăng ký tiêm chủng suốt đời, một dự án rất tốt của chính phủ đã được triển khai từ năm ngoái, nhưng chương trình này không bao gồm những người lớn tuổi. Nhưng chắc chắn rồi sẽ có, và nó sẽ tạo ra sự thay đổi lớn.

“Lý do thứ ba là sự tin tưởng của y bác sỹ đối với vắc-xin. Bác sỹ và y tá sẽ rất quả quyết về tầm quan trọng của vắc-xin đối với trẻ sơ sinh, nhưng đối với người lớn, họ thường không nhiệt tình và không cảm thấy thuyết phục. Khi chúng tôi hỏi những người tham gia cuộc nghiên cứu là tại sao không đi tiêm chủng, hầu hết đều trả lời là do bác sỹ không dặn gì cả. Cho nên việc dặn dò, giới thiệu từ phía bác sỹ là rất quan trọng.”

Đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng ở người trưởng thành là mục tiêu của một dự án mới do Trung Tâm nghiên cứu bệnh lây nhiễm và vắc-xin thuộc Đại học NSW triển khai.

Cùng làm việc với giáo sư McIntyre là tiến sỹ Holly Seale, bà cho biết những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người đi du lịch, di dân, người tị nạn, và người Úc gốc Thổ dân.

“Đối với những di dân, khi đi chơi hoặc về thăm quê hương của họ, họ thường sẽ không tiêm chủng, có thể do nhận thức của chính họ, hoặc do bác sỹ của họ. Họ thường cho rằng sẽ không có nguy cơ mắc bệnh khi đi du lịch, hoặc cũng có thể vì lý do tài chính.

"Tuy nhiên, kết cuộc là có những bệnh truyền nhiễm rất phổ biến đã bị đưa vào nước Úc do người ta đi du lịch đến những nơi căn bệnh đó vẫn đang hoành hành, và họ bị mắc bệnh mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được bằng tiêm chủng.”

Tiến sỹ Seale nói việc nâng cao nhận thức tại nơi làm việc và tại các trung tâm cộng đồng phải là một phần trong kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của nhóm người chưa được tiêm chủng.

"Chúng tôi biết rằng nếu bản thân các nhân viên y tế cũng tiêm chủng thì họ thường sẽ quảng bá việc tiêm chủng đến bệnh nhân của họ. Hoặc quảng cáo trên truyền thông chính mạch, tôi cho rằng điều đó sẽ giúp ích. Và những nhân viên y tế cũng nên trò chuyện với mọi người để có sự hiểu biết về vắc-xin, và bảo đảm là việc tiêm chủng sẽ rất quan trọng và rất an toàn.”


Share