Bà Ying Wang hay Hoàng Dương và 2 con nhỏ đều là công dân Úc mới trở về từ Vũ Hán, vốn là tâm điểm của dịch bệnh coronavirus, để ăn Tết Âm Lịch.
Quả là những ngày bồn chồn lo lắng, khi lệnh cấm đi lại từ thành phố nầy đã được ban hành vào hôm thứ hai.
“Chúng tôi rất lo âu về việc bị nhiễm bệnh, do chúng tôi không thể ra ngoài và bị kẹt ở trong nhà hàng tuần lễ, chúng tôi hiện hết thực phẩm”, Hoàng Dương.
Hai đứa con nhỏ của bà, thuộc trong số hơn 100 trẻ em Úc ở tỉnh Hồ Bắc và việc ngăn cấm đi lại đã ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người.
Bà Hoàng rất muốn được giúp đỡ từ chính phủ Úc, để đưa bà và các con về Úc.
“Nước Úc là quê hương thứ hai của tôi, chúng tôi tất cả đều làm việc và trẻ con cần đi học hay đi lớp mẫu giáo, cuộc sống của chúng tôi cần được tiếp tục".
"Chúng tôi may mắn bị kẹt lại ở đây, chúng tôi không có ai giúp đỡ tại Vũ Hán cả”, Hoàng Dương.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết mọi giải pháp bao gồm việc trợ giúp lãnh sự từ chính phủ Úc, hiện đang trên bàn thảo luận.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là cảm ơn về những hạn chế và những gì chúng ta có thể làm".
"Như tôi đã nói, chúng ta không có sự hiện diện của nhân viên lãnh sự tại chỗ, để có thể giúp đỡ, hay báo cho biết về những hạn chế đi lại và mọi chuyện tiếp tục là một khó khăn đáng kể”, Marise Payne.
Được biết một trường hợp thứ năm về virus được xác định tại Sydney, khi một nữ sinh viên 21 tuổi mới từ Vũ Hán trở lại Sydney.
Trong khi đó bà Sanjay Senanayake, giáo sư y khoa tại đại học Quốc gia Úc châu ở Canberra cho biết, có những chứng cớ là virus có thể lan truyền từ người sang người, thế nhưng đó không phải là một triệu chứng có thể cảm nhận.
“Vì vậy với những người bị bệnh nặng hơn, có thể họ sẽ sản sinh nhiều virus trong thời gian lâu hơn".
"Do đó nếu quí vị không có triệu chứng nào thải ra virus, thì có cơ may chứng bệnh sẽ ngắn hơn”, Sanjay Senanayake.
Các thảo luận về dịch bệnh nầy hiện lan tràn trên các diễn đàn của những trang mạng xã hội, gây thêm lo lắng trong số cộng đồng gốc Hoa tại Úc.
"Vì vậy chúng tôi hy vọng trường đại học sẽ có những biện pháp ngăn chận virus, khỏi lan truyền trong số đám đông tham dự”, Abbey Thi.
Tại Brisbane, một vụ báo động giả về loại coronavirus theo đó khuyến cáo mọi người, tránh xa các khu ngoại ô có người gốc Hoa sinh sống đông đảo.
Trong khi đó, các dược sĩ trên khắp nước Úc, trong đó có bà Anna Fantin làm việc tại một dược phòng ở Sydney cho biết, ngay cả các nhà cung cấp trên toàn quốc đã bán hết các mặt nạ và những thuốc sát trùng để chống lại dịch bệnh.
“Trời đất ơi, mọi chuyện như điên loạn lên cả rồi, mọi người đến đây ồ ạt để mua mặt nạ và chất tẩy rửa vệ sinh, đến nổi chúng tôi chẳng còn thứ gì cả”, Ana Fantin.
Với các trường tiểu học và trung học sẽ tựu trường trong tuần nầy, một số trường độc lập như Scott College tại Sydney đã ban hành các thông báo khẩn cấp, yêu cầu mọi học sinh mới trở về Úc từ Trung quốc trong những ngày qua, nên ở lại nhà.
Các lớp trên đại học cũng sẽ trở lại học, trong các tuần lễ sắp tới.
Một số tổ chức sinh viên trong đó có Hội đồng đại diện Sinh viên Đại học Sydney, nơi cô Abbey Thi làm Tổng Thư Ký, mong muốn các đại học thực hiện các biện pháp ngăn ngừa.
“Vào giữa tháng hai, sẽ có một tuần lễ chào đón việc hướng nghiệp diễn ra tại nơi tổ chức rộng lớn ở sân trường, nơi có nhiều sinh viên trở lại từ Trung quốc đến tham dự".
"Vì vậy chúng tôi hy vọng trường đại học sẽ có những biện pháp ngăn chận virus, khỏi lan truyền trong số đám đông tham dự”, Abbey Thi.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung quốc cũng loan báo, đã ngăn chận công dân của họ mua vé đi ngoại quốc, nhằm một phần trong các nỗ lực của nước nầy, để ngăn chận việc lan truyền của coronavirus.
Biện pháp nói trên gây khó khăn cho khoảng 1 phần 4 triệu du khách Trung quốc mà nước Úc nhận vào hàng năm, vốn là thị trường du khách ngoại quốc lớn nhất và kết hợp với các nhà khai thác du lịch, những người đã lo lắng sẽ có ít khách hàng hơn đến Úc do các vụ cháy rừng.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại