Căng thẳng về thế chấp - đó là thực tế mới đối với rất nhiều hộ gia đình ở Úc.
Nó diễn ra sau đợt tăng lãi suất tiền mặt từ 0,1% lên 4,1% trong 18 tháng qua.
Nghiên cứu mới từ trang web so sánh tài chính Mozo cho thấy cứ sáu người Úc thì có một người phải bỏ ra 40 đến 60% thu nhập hàng tháng của gia đình để trả nợ ngân hàng.
Kylie Moss là Giám đốc nội dung tại Mozo. Cô cho biết khi các khoản hoàn trả chiếm hơn 30% thu nhập của một hộ gia đình, những hộ gia đình này được coi là thuộc diện mà cô gọi là "căng thẳng thế chấp".
"Điều này có nghĩa là theo tiêu chuẩn phân loại thế chấp - tỷ lệ trung bình để xác định căng thẳng thế chấp - là khoảng 30%. Tỉ lệ này thực sự cho thấy hiện nay có bao nhiêu chủ sở hữu nhà ở Úc chật vật trong tình trạng căng thẳng về thế chấp này."
Đối với những người đi vay ở Úc, lãi suất cố định thường được đưa ra trong khoảng thời gian từ một đến năm năm để thay thế cho lãi suất thay đổi, vốn dao động theo tỷ giá tiền mặt.
Lãi suất tiền mặt thấp kỷ lục vào năm 2020 dẫn đến lãi suất thế chấp thấp kỷ lục - khoảng 2%.
Nhưng những người giữ lãi suất cố định thấp trong thời gian này hiện đang phải đối mặt với mức trả nợ thế chấp tăng mạnh.
Điều này là do hầu hết lãi suất có kỳ hạn cố định thấp mà họ ký từ năm 2020 sẽ hết hạn vào năm 2023 và 2024.
Sự thay đổi từ lãi suất cố định sang lãi suất giao động được gọi là "vách đá thế chấp".
Chuyên gia tài chính của Canstar, Steve Mickenbecker, cho biết người đi vay có nhiều lựa chọn.
"Nếu bạn đang ở trong tình thế mà bạn không hoàn toàn căng thẳng, thì hãy đổi một khoản vay có lãi suất thấp hơn. Nếu bạn đang ở trong tình trạng tài chính căng thẳng cao độ, bạn có thể sẽ không làm được điều đó vì ngân hàng sẽ không chấp nhận khoản vay có rủi ro cao hơn của bạn. Nếu bạn ở trong tình huống đó, bạn thực sự phải xem lại làm cách nào tôi có thể thực sự cải thiện tài chính gia đình mình? Hãy nhìn các khoản chi tiêu, và liệu tôi có thể tăng số tiền kiếm được thông qua công việc thứ hai hoặc làm thêm giờ, hay gì đó không. Và liệu tôi có thể giảm chi tiêu cùa gia đình bằng cách tiết kiệm."
Trong khi Ngân hàng Dự trữ Úc đã tạm dừng tăng lãi suất trong vài tháng qua, một đợt tăng lãi suất khác dự kiến sẽ diễn ra trước cuối năm nay.
Theo bà Moss, điều này có nghĩa bây giờ là lúc phải hành động.
"Bây giờ không phải là lúc để ngồi đó mà hy vọng vượt qua cơn bão. Đây thực sự là thời điểm tốt để tìm xem có khoản vay nào tốt hơn vì lãi suất sẽ giữ nguyên ở mức cao này trong một khoảng thời gian."
Ông Mickenbecker, cũng cho rằng người đi vay nên hành động ngay bây giờ thay vì chờ đợi lãi suất giảm mạnh trong tương lai.
"Có rất nhiều người đi vay không tận dụng được mức lãi suất thấp nhất hiện có trên thị trường. Và thực sự mọi người phải bắt đầu nhận ra điều này và tự mình làm điều gì đó để giải quyết vấn đề. Đừng chờ đợi Ngân hàng Dự trữ."
Tỷ lệ chuyển đổi ngân hàng sang khoản vay rẻ hơn - hay còn gọi là tái cấp vốn - đã đạt mức kỷ lục trong tháng 7 là 21,4 tỷ đôla. Nhưng ông Mickenbecker nói rằng đó chỉ là 1% trong tháng của toàn bộ số nợ cho vay mua nhà, nghĩa là nhiều người sẽ tích cực săn tìm những khoản vay nhẹ lãi hơn.