Các nhà hoạch định chính sách đang được thúc giục để sửa đổi chiến lược của họ nhằm bảo đảm hàng triệu người trên toàn cầu được quyền có cái ăn được quyền tiếp cận với thực phẩm.
Hiện tại hơn 800 triệu người trên thế giới vẫn đói, trong khi nhiều người khác bị suy dinh dưỡng.
Nạn đói đang gia tăng và những người ủng hộ nói rằng những tác động tai hại của biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm vấn đề này.
Michael Bayliss từ tổ chức Duy trì Dân số của Úc nói rằng biến đổi khí hậu đang làm giảm không chỉ số lượng, mà cả chất lượng thực phẩm.
"Sẽ có khó khăn và thách thức kéo dài trong việc tìm đủ lương thực để nuôi sống dân số ngày càng tăng trong điều kiện đất đai ngày càng cạn kiệt và và khí hậu ngày càng thất thường. Đất ngày càng bị khai thác, chất lượng của lớp đất mặt đã trở nên xấu đi thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, dẫn đến chất lượng của cây trái và rau quả cũng sụt giảm và có ít chất dinh dưỡng hơn."
Các kiểu thời tiết không đáng tin cậy và cực đoan do biến đổi khí hậu đã gây hại cho sản xuất thực phẩm bổ dưỡng trên toàn thế giới, Megan Williams, Cố vấn chính sách nhân đạo c ao cấp cho World Vision Australia, cho biết một phần của miền nam châu Phi đang bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
"Chúng ta đã thấy tác động của biến đổi khí hậu đối với vấn đề an ninh lương thực trên toàn thế giới và trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy hạn hán tái diễn, lũ lụt và lốc xoáy ảnh hưởng đến khu vực và các quốc gia này theo nhiều cách khác nhau. Nhưng điều đó đã dẫn đến sự gia tăng nạn đói và ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế trên toàn khu vực. "
Có khoảng chín triệu người đã bị ảnh hưởng và cần hỗ trợ nhân đạo, và Megan Williams nói khi các khu vực này bước vào mùa thu hoạch kém, con số nguòi bị đói có thể sẽ còn tăng lên nữa.
World Vision hiện đang cung cấp hỗ trợ đói khẩn cấp, và bà Williams nói rằng việc giúp đỡ các cộng đồng xây dựng khả năng phục hồi là điều tối quan trọng.
"Chúng tôi làm rất nhiều việc để giúp cộng đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của họ, qua đó giúp cải thiện độ màu của đất cũng như chống xói mòn. Từ đó giúp cải thiện năng suất cây trồng cũng như cũng giúp cô lập carbon trong môi trường."
Sự gia tăng dân số đặt ra một rủi ro khác đối với vấn đề an ninh lương thực.
Michael Bayliss từ tổ chức Duy trì Dân Số Úc nói rằng việc đảo ngược và làm chậm tăng trưởng dân số là rất quan trọng để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm có thể được phân phối trên toàn thế giới.
Nhóm đang kêu gọi tăng viện trợ nước ngoài, đặc biệt là kế hoạch hóa gia đình.
"Về cơ bản, ở cấp độ toàn cầu nên trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Các nhà nghiên cứu thấy rằng một khi phụ nữ và trẻ em gái được trao quyền và có quyền chọn phương pháp kế hoạch hóa gia đình mà họ muốn, và có quyền trong việc quyết định muốn có thêm con hay không thì tỷ lệ sinh sẽ giảm."
Megan Williams đồng ý với ý kiến này.
"Trao quyền cho các cô gái, trao quyền cho các cộng đồng sẽ giúp giải quyết một số thách thức này, đồng thời giúp phụ nữ và các cô gái có ý thức hơn về các lựa chọn cho cuộc sống của họ trong tương lai."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung