Các chuyên gia về thay đổi khí hậu cho rằng, đây mới chỉ là màn dạo đầu, với một phúc trình mới cảnh cáo rằng mùa cháy rừng sẽ kéo dài hơn và khắc nghiệt hơn nữa.
Hiện có một nguy cơ ngày càng gia tăng, khi các thị trấn trên khắp vùng quê cuả New South Wales và lãnh thổ thủ đô, đã trải qua đợt nắng nóng trong tuần nầy và các chuyên gia về khí hậu cho rằng, các trận cháy rừng cũng sẽ gia tăng hơn trước.
Hầu hết khu vực đông nam nước Úc đã trải qua đợt nắng nóng, khi nhiệt độ lên đến 44 độ bách phân, tại một vài khu vực.
Bản phúc trình về cháy rừng của Hội Đồng Khí Hậu Úc Châu cho rằng, chúng ta sẽ còn có những tuần lễ sắp tới cũng không khác mấy.
Ông Tim Flannery thuộc Hội Đồng Khí Hậu nói rằng, các trận cháy rừng trên mức trung bình, sẽ được chứng kiến tại các khu vực thuộc vùng đông nam nước Úc, với mùa cháy rừng nay kéo dài từ tháng 10 cho đến tháng 3.
"Chúng ta ngày càng thấy nhiều thời tiết khắc nghiệt hơn, các đợt nắng nóng kéo dài hơn và mọi yếu tố cộng vào, làm gia tăng khả năng bốc cháy dễ dàng mọi thứ".
Được biết cơ quan NASA của Mỹ cho biết, nhiệt độ toàn cầu gia tăng thêm 1 độ bách phân trong năm 2016, trong khi các tổ chức về khí hậu khác, như Nha Khí tượng và Hải dương Quốc gia Hoa kỳ ước tính rằng, nhiệt độ trên bề mặt địa cầu tăng gần 1 độ rưỡi trong năm qua.
Còn Văn phòng Khí tượng Anh quốc xử dụng các dữ kiện của chính họ, cho biết năm 2016 là một trong 2 năm nóng nhất kỷ lục.
Trong khi đó, Văn phòng Khí tượng Úc châu mô tả năm 2016, là một năm có nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt nhất và là năm thứ tư nóng nhất, trên mức trung bình từ năm 1961 cho đến 1990 và như vậy, khuynh hướng nhiệt độ nóng hơn là rất rõ ràng.
Đặc biệt nước Úc đã tăng 8 độ bách phân, so với nhiệt độ trung bình trên mặt địa cầu, điều đó có nghĩa là nguy cơ về nắng nóng của chúng ta nhiều hơn, so với tại các quốc gia kỷ nghệ khác.
Lời cảnh cáo về nắng nóng cho thấy, có nhiều trường hợp nhiệt độ tăng cao hơn nữa, như chúng ta hiện thấy tại Queensland và New South Wales.
Sự kiện nước Úc đi từ đợt nắng nóng nầy sang một đợt nắng nóng khác, nên thông điệp là rất rõ ràng, đó nay là một sự kiện bình thường và người dân Úc nên khôn ngoan trước những vụ năng nóng.
Tại Úc số ngày có nhiệt độ trên 35 độ đã gia tăng và nhiệt độ khắc nghiệt hơn đã gia tăng trung bình là 7 phần trăm mỗi thập niên.
"Chúng ta phải hạ thấp mức độ thải khí nhà kính xuống nhiều hơn và nhanh chóng hơn, đây là một lý do tiềm tàng vì sao các hiểm họa cháy rừng hiện gia tăng trên khắp tiểu bang Victoria và tại vùng đông nam nước Úc", giáo sư Will Steffen, một chuyên gia về khí hậu tại Đại học Quốc gia Úc châu cho biết.
Theo các chuyên gia về thời tiết, nước Úc nên trở thành một quốc gia khôn ngoan để đối phó các trường hợp nắng nóng và chúng ta có 2 công việc trước mắt, đầu tiên là giảm bớt tình trạng nóng ấm, bằng cách hạ giảm thật nhiều lượng khí thải.
Thứ hai là chấp nhận chiều hướng gia tăng thường xuyên, các đợt nắng nóng nguy hiểm.
Trở lại bản phúc trình của Hội đồng Khí hâu Úc châu cho biết, tiểu bang Victoria hiện ở tuyến đầu trong việc đối diện với mối nguy cơ cháy rừng ngày càng gia tăng, do thời tiết thiếu mưa dài hạn.
Ông Frank Howell thuộc đội Cứu hỏa Thành phố Victoria, nhận xét về sự khác biệt trong nghề nghiệp của ông trong suốt 3 thập niên qua.
"Chúng ta sẽ còn đối diện với những ngày thời tiết tệ hại, thế nhưng vẫn chưa hết những ngày nóng bức hiện tại, mùa cháy rừng sẽ nhanh chóng và kéo dài, vốn thường bắt đầu vào tháng chạp và kết thúc vào đầu tháng 3, nay nó kéo dài qua khỏi tháng 4 và việc nầy diễn ra ở khắp các tiểu bang, chứ chẳng riêng gì Victoria".
Phúc trình của Hội Đồng Khí Hậu tiên đoán, phí tổn từ các trận cháy rừng tại Victoria, sẽ tăng vọt hơn gấp đôi đến mức 378 triệu đô la vào năm 2050.
Thế nhưng ông Tim Flannery cho rằng, mức độ chi phí có thể còn cao hơn nữa.
"Tôi nghĩ sự gia tăng gấp đôi các phí tổn là một con số dè dặt, nó không đề cập đến vấn đề thay đổi khí hậu, mà tôi nghĩ là dường như sẽ diễn ra trong những thập niên tới".
Trong khi đó, giáo sư Will Steffen, một chuyên gia về khí hậu tại Đại học Quốc gia Úc châu cho biết, việc giảm bớt khí thải là điều hết sức quan trọng nhằm ngăn cản các trận cháy rừng trầm trọng hơn nữa trong tương lai.
"Chúng ta phải hạ thấp mức độ thải khí nhà kính xuống nhiều hơn và nhanh chóng hơn, đây là một lý do tiềm tàng vì sao các hiểm họa cháy rừng hiện gia tăng trên khắp tiểu bang Victoria và tại vùng đông nam nước Úc".
Mục tiêu hiện tại trong việc giảm bớt khí thải của nước Úc, là từ 26 đến 28 phần trăm vào năm 2030.