Nợ tiền thuê phòng Ký túc xá Đại học UTS : Sinh viên quốc tế bị dọa không cho tốt nghiệp

Farhan Chowdhury was told he wouldn't be able to graduate

Farhan Chowdhury was told he wouldn't be able to graduate Source: SBS

Một số sinh viên ngoại quốc đang phải đối mặt với những hợp đồng tiềm ẩn khả năng bị lợi dụng, khi ký hợp đồng thuê phòng ký túc xá của trường đại học. Thậm chí, có sinh viên tại UTS bị dọa không cho tốt nghiệp nếu chưa trả hết tiền thuê phòng.


Một số lượng sinh lớn viên quốc tế ghi danh đến Úc theo học mỗi năm, và một trong những thách thức đối với họ là tìm được chỗ ăn nở trong một thị trường thuê mướn nhà cửa đầy cạnh tranh, vì vậy, rất nhiều sinh viên ngoại quốc lựa chọn các cư xá thuộc trường đại học.
"Trường đại học, trong trường hợp này, đã đe dọa anh ta bằng việc có thể tước quyền tốt nghiệp. Một lần nữa đây là điểm bất cập, 2 vấn đề này phải được tách bạch - tranh chấp thuê nhà thì chỉ là tranh chấp thôi," Luật sư Sean Stimson
Ký túc xá hoặc cư xá đại học bao toàn bộ các chi phí sinh hoạt căn bản như ga, điện, nước và internet, mà sinh viên lại có thể sống ngay gần trường trong một khu cư trú an toàn.

Thế nhưng, sống trong cư ký túc xá đại học chưa thể gọi là hoàn hảo nếu xét đến chi phí của loại hình cho thuê nhà này.

Ký túc xá tại Úc “vào dễ ra không dễ”

Sinh viên quốc tế Farhan Chowdhury cho biết anh đã rất bàng hoàng khi phát hiện ra rằng sau khi rời khỏi cư xá đại học, số tiền ở trọ mà anh nợ gấp gần mười lần tiền thuê nhà mỗi tuần của anh.

Anh nói Đại học Công nghệ Sydney, đã cảnh báo nếu anh không trả tiền, anh sẽ không thể hoàn thành tấm bằng kỹ sư của mình.

"Họ chỉ nói rằng số tiền này là khoảng 2,700 đô la và khoản nợ này cần phải được thanh toán nếu không tôi sẽ không thể tốt nghiệp.”

“Tôi hoàn toàn chẳng thể nào ngờ được chuyện này. Thật tôi không tài nào hiểu nổi,” anh Chowdhury nói.

Chuyện bắt đầu khi anh Chowdhury phải về Bangladesh vì lý do sức khoẻ, nhưng anh đã thông báo trước theo đúng quy định là 2 tuần lễ trước ngày đi.

Anh cho hay trường đã không chấm dứt hợp đồng thuê mướn nhà của anh đúng thời gian và vì thế mà các chi phí đã phát sinh, trường UTS đã yêu cầu bồi thường.

Đến khi trở lại Úc, anh Chowdhury đã sợ rằng vụ tranh chấp này có thể khiến anh mất visa sinh viên.

Sinh viên quốc tế như cá trong ao?

Sean Stimson là luật sư tại Trung tâm Pháp lý Redfern là một trong những người làm việc chặt chẽ với sinh viên quốc tế.

Ông nói rằng vụ án của anh Chowdhury không phải là trường hợp cá biệt.

"Rõ ràng, trong trường hợp của Farhan, chúng ta có thể nhìn thấy mối đe dọa xóa tên của một sinh viên nào đó khỏi khóa học là điều có thể xảy ra.”

“Như những gì chúng ta đã thấy, nó không công bằng và vô lý. Và nó xảy ra ngay trong những nơi cung cấp dịch vụ giáo dục và nhiều khu ký túc xá hoặc cư xá xây dựng cho cho sinh viên," ông Stimson nói.

Ông Stimson cho hay trường hợp của sinh viên Farhan đã làm nổi lên một vấn đề, đó là sinh viên sinh viên quốc tế có thể bị lợi dụng bởi họ là một trong số những người dễ bị tổn thương nhất trong thị trường thuê mướn nhà ở.

Một số sinh viên ngoại quốc đã chia sẻ với SBS những điều họ lo ngại nhất về nơi ăn chốn ở và khả năng chi trả tiền thuê nhà.

Theo các sinh viên này thì "phải làm việc thật chăm chỉ mới có được chỗ ở tại đây” và “rất khó tìm được nhà để thuê.”

Tất nhiên là so với việc chia sẻ căn hộ 2 phòng ngủ với 9 người khác, thì chỗ ở trong cư xá sinh viên là một lựa chọn hấp dẫn hơn mặc dù giá cả đắt hơn và đây cũng là xu hướng đang tiếp tục phát triển.

Sinh viên chịu thiệt theo hợp đồng thuê phòng ký túc

Theo công ty bất động sản toàn cầu Savills, trong năm 2017, có hơn 71,000 giường trong khu nhà ở dành cho sinh viên được xây dựng tại tám thành phố của nước Úc.

Tuy nhiên, ông Stimson nói sự bùng nổ này là nhằm đi trước quy định luật pháp và sinh viên ngoại quốc là người thiệt thòi nếu xét theo hợp đồng thuê nhà.

"Người ta đã tước đi rất nhiều điều khoản bảo vệ cho sinh viên ngoại quốc khi thuê nhà.”

“Nó cho phép chủ sở hữu và các bên điều hành nhà cho thuê làm được khá nhiều điều mà họ muốn," ông Stimson nói.

Ở tiểu bang New South Wales và tiểu bang Victoria, các nhà cung cấp nhà ở cho sinh viên có thể được miễn trừ không cần phải thực hiện một số biện pháp bảo vệ cho người thuê nhà vốn được quy định trong hầu hết các hợp đồng thuê nhà.

Ông Stimson cho rằng, hậu quả của việc này là sinh viên có thể phải trả thêm lệ phí hoặc tiền thế chân (tiền Bond) và thời gian báo trước khi có thay đổi trong hợp đồng là không công bằng.

Một phát ngôn viên của Đại học UTS nói với SBS News rằng họ có "các thỏa thuận minh bạch mà sinh viên đã ký", cũng như có quy trình quản lý nợ và các thủ tục rõ ràng nếu rời cư xá sớm, hợp tình hợp lý.

Không thể gộp chung chuyện học hành và ở trọ

Trong khi đó, sinh viên Chowdhury cho biết, cuối cùng, trường đại học cũng đã cho phép anh trả một khoản nợ dưới 2,000 đô la và chia ra trả từng đợt.

Và có vẻ nỗi sợ hãi của sinh viên quốc tế này đối với về việc mất thị thực trong vụ tranh chấp vẫn chưa hoàn toàn kết thúc.

"Thật sự thì tôi cũng không muốn trả số tiền đó nhưng tôi phải trả thôi vì họ đã sử dụng biện pháp tôi thấy là nó không công bằng đối với tôi," anh Chowdhury nói.

Ông Stimson khẳng định không thể gộp chung vấn đề nợ tiền thuê nhà với kết quả học tập của sinh viên quốc tế.

"Trường đại học, trong trường hợp này, đã đe dọa anh ta bằng việc có thể tước quyền tốt nghiệp.”

“Một lần nữa đây là điểm bất cập, 2 vấn đề này phải được tách bạch - tranh chấp thuê nhà thì chỉ là tranh chấp thôi," ông Stimson nói.

Từ đây, ông Stimson khẳng định cần phải có sự cải tổ ở tầm quốc gia về vấn đề nhà ở cho sinh viên.

Các sinh viên như sinh viên quốc tế Chowdhury, có thể tốt nghiệp khóa học của mình căn cứ vào kết quả học tập chứ không thể nào là bị trì hoãn hoặc tước đoạt đi quyền đó chỉ vì điều kiện thuê mướn nhà ở và sinh sống tại Úc. 

 

 


Share