Chính phủ Úc đã bắt đầu cấp visa tị nạn cho người Hồng Kông

Pro-democracy supporters make hand signs outside the West Kowloon court in Hong Kong.

Pro-democracy supporters make hand signs outside a Hong Kong court ahead of appearances by dozens of dissidents charged with subversion. Source: AFP

Hôm chủ nhật 47 nhà hoạt động ở Hồng Kông bị truy tố và bắt giam với tội danh lật đổ, trong khi tiết lộ theo luật tự do thông tin cho thấy chính phủ Úc đã cấp visa tị nạn cho các công dân Hồng Kông từ tháng 12 năm ngoái.


Những người bị truy tố từng tham gia hỗ trợ kỳ bỏ phiếu sơ bộ không chính thức hồi tháng 6 năm ngoái, nhằm chọn các ứng viên đối lập tranh cử Hội đồng Lập pháp 2020 nhưng kỳ bỏ phiếu sau đó đã bị hoãn.

Nhà chức trách Trung Quốc và Hồng Kông nói rằng hoạt động bầu cử sơ bộ này là nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền.

Elvis một công dân Hồng Kông 21 tuổi đang lưu vong ở Úc không đồng ý.

"Những gì chúng tôi đã làm ở Hồng Kông là tranh đấu cho dân chủ tự do, vốn cũng là những giá trị của Úc."  

Trong số những người bị truy tố và bắt giam hôm chủ nhật có lãnh đạo phong trào dân chủ Joshua Wong, nay có nguy cơ lãnh án chung thân nếu bị kết tội.

Jonathan Willams của Lãnh sư quán Anh quốc tại HK nói diễn biến mới này thực đáng lo ngại.

"Nhà chức trách Bắc Kinh và Hồng Kông đã hứa chỉ sử dụng luật an ninh quốc gia giới hạn thôi nhưng có vẻ họ đã đổi ý, làm cho chúng tôi vô cùng quan ngại."

Chính phủ Úc cũng quan ngại. Chứng từ mà SBS Hoa Ngữ có được nhờ luật tự do thông tin cho thấy trong tháng 12 Bộ nội Vụ đã chấp thuận một số đơn xin tị nạn của người Hồng Kông hiện đã ở Úc.

Luật sư di trú Jessica Williamson nói điều đó cho thấy chính sách của Úc đã thay đổi.

"Đó là chỉ dấu cho thấy Úc xem các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông là những người tị nạn.")) 

Được biết đã có 560 người mang hộ chiếu Hồng Kông nộp đơn xin tị nạn kể từ năm 2010, trong số này gần phân nửa (270 người) nộp đơn kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Hồng Kông từ tháng sáu năm 2019.

Phát ngôn nhân của nhóm tranh đấu cho dân chủ Hồng Kông có trụ sở tại Úc, Dennis Tsui nói con số này không có gì đáng ngạc nhiên.

"Tôi sẽ nói tình hình chỉ có xấu đi mà thôi, ít ra là trong tương lai trước mắt."

Thời gian cứu xét đơn xin tị nạn có thể mất đến 3 năm nhưng theo luật sư di trú Jessica Williamson có thể nộp đơn đã là một bước tích cực.  

"Đơn xin của họ sẽ được cứu xét và có triển vọng thành công, nhưng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của mỗi người."

Bắc Kinh nói luật an ninh quốc gia có hiệu lực từ tháng 7 năm 2019 qua đó hình sự hóa các hành động "lật đổ" là điều cần thiết để đem lại sự bình ổn cho Hồng Kông.

Những người chỉ trích nói rằng luật này nhằm dập tắt tiếng nói của những người bất đồng và tước đi quyền tự trị của Hồng Kông.

Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc được sửa đổi và áp dụng luôn cho Hồng Kông sau khi xảy ra một loạt các cuộc biểu tình đòi dân chủ, trong đó có một số cuộc đã dẫn tới bạo lực. 

 

 

 


Share