Chính phủ các địa phương Trung Quốc phá hoại mục tiêu khí hậu toàn cầu

Emissions from chimneys at a coal-fired power plant in Ji%27nan city%2c east China (AAP)

Emissions from chimneys at a coal-fired power plant in Jinan city east China Source: AAP

Có những lo ngại về việc chính phủ của các tỉnh địa phương ở Trung Quốc có thể đang phá hoại những mục tiêu khí hậu toàn cầu. Nhiều bức ảnh vệ tinh mới đây cho thấy các dự án nhà máy điện đốt than, được cho là đã bị hủy bỏ theo sắc lệnh của chính phủ trung ương, vẫn đang được xây dựng.


Những hình ảnh vệ tinh mới cho thấy các nhà máy điện chạy bằng than của Trung Quốc đang tiếp tục được xây dựng, mặc dù chính phủ Trung Quốc đã thông báo hủy bỏ việc phát triển chúng.

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho hàng trăm dự án nhà máy điện phải dừng lại, trong bối cảnh áp lực giảm ô nhiễm không khí và đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia đứng đầu về hành động biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu khí hậu tại Hoa Kỳ CoalSwarm nói rằng các bức ảnh chỉ ra việc thi công này không dừng lại, khi hình ảnh của các tòa nhà mới xây rất rõ mặc dù không hề tồn tại vào năm ngoái 2017.

Tim buckey là Giám đốc Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính nghiên cứu thị trường năng lượng toàn cầu.

Ông nói rằng một số tỉnh địa phương của Trung Quốc đang bỏ qua các cam kết khí hậu quốc tế của Bắc Kinh.

"Nhiều chính phủ không ủng hộ điều đó. Nhiều người họ hiện giờ có nhiều vấn đề kinh tế quan trọng hơn, các vấn đề thất nghệp và nếu họ có thể ăn cắp thêm vài tỷ đô la từ tiền đầu tư của địa phương khác thì họ sẵn sàng làm trò đó . Và thật không may là chính quyền trung ương thực sự cần phải thắt chặt. "

Có một loạt các trạm phát điện chạy bằng than được xây dựng ở Trung Quốc từ năm 2014 đến năm 2016, sau khi một chương trình phân cấp kiểm soát cho phép chuyển quyền kiểm soát xuống cấp chính quyền địa phương thay vì chính quyền trung ương.

Bắc Kinh từ đó đã ra lệnh cho hơn 100 nhà máy trên khắp đất nước phải giảm lại, trì hoãn hoặc hủy bỏ.

Nhưng thay vì hủy bỏ các dự án đó, chính quyền các địa phương trong nhiều trường hợp chỉ đơn thuần là dời các dự án đó lại.

Ông Buckley nói rằng các địa phương chỉ quan tâm đến tình hình của riêng họ.

"Tất cả những gì chính quyền địa phương quan tâm chỉ là tăng trưởng kinh tế cho tỉnh của họ. Và như vậy, ngay khi chính quyền trung ương rời mắt khỏi họ, thì họ lập tức muốn quay lại cách họ hoạt động trước đây, đó là khởi động các công trình thi công nội địa và như vậy là xung đột với chính sách."

Trong phúc trình của mình, CoalSwarm đã cảnh báo rằng nhiều nhà máy có thể tăng công suất đốt than hiện tại của Trung Quốc lên 25%.

Tương đương với 259 gigawatts lượng công suất mới đang được phát triển- so với toàn bộ lượng điện sản xuất từ than hiện đang được phát ở Hoa Kỳ là 266 gigawatts.

CoalSwarm nói rằng điều này "không phù hợp" với Hiệp định khí hậu Paris, vì nó dường như hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống đến 2 độ C so với các mức công nghiệp trước đây.

Julien Vincent, từ tổ chức các nhà môi trường học Friends of the Earth, nói rằng cần có mối quan tâm toàn cầu về việc sử dụng điện than của Trung Quốc.

"Cam kết của Trung Quốc theo Hiệp định khí hậu Paris là đạt mức phát thải tối đa vào năm 2030 và họ đang đi theo lộ trình để đạt mục tiêu đó. Nhưng chúng ta nên cần báo động với những công trình trạm điện đốt than đang hoạt động. Đặc biệt là những trạm đã bị cấm và hoãn lại trước đây."

Tim Buckley từ Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính cho biết ông hy vọng chính quyền trung ương ở Bắc Kinh sẽ hành động nhanh chóng.

"Bất cứ hành động gì của Trung Quốc đều có ảnh hưởng to lớn đến toàn cầu. Vì vậy, khi một số các địa phương đang xây dựng 50 hoặc 100 gigawatt trong các nhà máy điện đốt than mới kia thực sự là một thảm họa toàn cầu cho thỏa thuận khí hậu Paris. Nhưng tôi hy vọng chính phủ trung ương nhận thức được vấn đề, họ sẽ ngăn chặn nó như họ làm. Họ thường sẽ đưa ra biện pháp rất nặng tay."

 


Share