Cây cầu ở thành phố Đan Đông của Trung Quốc, trên biên giới với Bắc Triều Tiên, từng náo nhiệt với việc mua bán nhưng, với sự cấm vận trừng phạt của Liên hợp quốc, nơi nay trở thành một nơi dành cho khách du lịch là chủ yếu.
Trước hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Kim Jong-un, các thương nhân ở thành phố Đan Đông lạc quan về việc trở lại kinh doanh như thường lệ với một quốc gia Mao Trạch Đông từng được cho là gần Trung Quốc như "môi và răng".
Tong Zhao, từ Viện Chính sách công Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, giải thích.
"Họ đã chiến đấu với nhau trong cuộc chiến Triều Tiên, Trung Quốc đã hy sinh binh lính trong cuộc chiến đó. Mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo tối cao thế hệ đầu tiên và thế hệ thứ hai của Trung Quốc, và cả lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung cũng rất tốt, rất gần gũi. tất cả tạo nền tảng cho một mối quan hệ đặc biệt."
Tình hữu hảo này tiếp diễn sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011 và bắt đầu thử nghiệm vũ khí.
Nhưng với các cuộc đàm phán hạt nhân trên bàn, các mối quan hệ đã đột nhiên ấm lên với các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên không phải là một lần, mà đến hai lần viếng thăm Trung Quốc trong thời gian 40 ngày.
Michael Kovrig, Cố vấn cao cấp cho khu vực Đông Bắc Á cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết sự ủng hộ của Bắc Kinh là rất quan trọng trước cuộc gặp Donald Trump.
"Kim jong-un muốn có Trung Quốc bên cạnh mình, hoặc ít nhất là muốn thấy có sự hần hỗ trợ của Trung Quốc đối với anh ta, rằng anh ta không ở đó một mình này. Và cuối cùng Trung Quốc có một số nhân vật ở đó.
Những điều yêu cầu như thể tối hậu đó không thể thực hiện nếu không có sự đầu tư vào của Trung Quốc.
Đối với Bắc Kinh, sự gần gũi với Bắc Triều Tiên đảm bảo lợi ích riêng của họ được bảo vệ.
Michael Kovrig một lần nữa.
"Trump gặp Kim là một nguy cơ rất lớn từ quan điểm của Trung Quốc. Hai nhà lãnh đạo mà không ai có thể đoán định trước được, ai biết được họ sẽ đi đến đâu? Điều Trung Quốc muốn thấy là bắt đầu một quá trình đàm phán ngoại giao dài và chi tiết hơn. Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn Kim và Trump có thể giải quyết mọi thứ trong một cuộc trò chuyện."
Dàn giá vũ khí trên biên giới để đe dọa và khả năng quan hệ với Bình Nhưỡng một lần nữa bị xấu đi.
Tong Zhao nói mục tiêu chính của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên hủy diệt hạt nhân - điều mà họ tin là không thể xảy ra nếu không có tăng trưởng kinh tế hoặc hiệp ước hòa bình chính thức của Hàn Quốc.
"Trung Quốc hiểu tại sao Bắc Triều Tiên cảm thấy nó phải có vũ khí hạt nhân để bảo vệ sự sống còn của chế độ.
Mặc dù Trung Quốc muốn nhìn thấy Bắc Triều Tiên hủy diệt càng sớm càng tốt, Trung Quốc hiểu Bắc Triều Tiên là một quốc gia rất hoang tưởng. họ sẽ không dễ dàng từ bỏ vũ khí hạt nhân của nó sớm."
Chính phủ Trung Quốc tin rằng cách tốt nhất là giúp Bắc Hàn một cách kinh tế, và họ đang làm những gì có thể mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của LHQ.
Hãng hàng không Air China gần đây đã nối lại các chuyến bay giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, và thậm chí còn cung cấp một máy bay phản lực để đưa ông Kim đến Singapore.
Chen Xiaohe, một học giả từ Đại học Renmin của Bắc Kinh, cho biết điều này chứng tỏ Trung Quốc không cố gắng ngăn chặn các cuộc đàm phán, như một bài viết gần đây từ ông Trump ngụ ý.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
"Sau khi Kim xác nhận cuộc họp với Trump, Trung Quốc đã cung cấp tất cả các loại trợ giúp. Vì vậy, Trung Quốc là một người ủng hộ tích cực của các hội nghị này, chứ không phải là một kẻ gây rối.
Chen Xiaohe đang dự đoán hội nghị thượng đỉnh sẽ thành công và sự trở lại của các quan hệ thương mại lành mạnh giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng trong tương lai gần.
"Sau khi hủy bỏ các lệnh cấm vận của LHQ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ tiế hành bình thường hóa nền kinh tế ngay lập tức.
Trong khi Trung Quốc đang hy vọng sự thành công ở Singapore, họ cũng quan ngại về việc quá thành công
Một tình hữu nghị đang phát triển giữa Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên là một nguy cơ mà Bắc Hàn có thể được sử dụng bởi Hoa Kỳ để ngăn chặn Trung Quốc trong tương lai.
Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc là đảm bảo họ vẫn gần gũi hơn với Bình Nhưỡng hơn Washington gần với Bắc Hàn.