Chuyên gia phân tích kinh doanh cao cấp Mayase Jere cho biết cô hiểu cảm giác khi không được cân nhắc phát triển sự nghiệp.
Nhưng người phụ nữ 34 tuổi có nguồn gốc người Zimbabwean nói rằng cô tự hỏi mọi chuyện sẽ khác đi như thế nào nếu cô là người Anh.
"Trong khoảng thời gian ở đó, tôi thực sự đã nghĩ rằng có lẽ chủ yếu là do tính cách của tôi, rằng tôi không đủ năng lực. Nhưng khi bạn bắt đầu nghe thấy những câu chuyện về những người phụ nữ da màu khác cũng trải qua trường hợp tương tự, khi không được thăng tiến nhanh chóng hoặc tiền lương của họ không tương xứng như các đồng nghiệp của mình, thí lúc đó bạn bắt đầu nhận ra. Thực ra, tôi không bị vấn đề gì cả. Không chỉ riêng tôi. Những người khác cũng đang trải qua điều tương tự như vậy."
Trong khi thực tế về chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ giới đã dần được thừa nhận trong giới kinh doanh và cộng đồng rộng lớn của Úc, câu hỏi về khác biệt thu nhập giữa những người đến từ các nền sắc tộc khác nhau thì vẫn chưa được đưa ra.
Nhưng các nhà tuyển dụng ở Anh có thể sớm bị buộc phải công bố số liệu thống kê về khác biệt tiền lương giữa các nhân viên người dân tộc của họ sau khi một loạt các cuộc kiểm toán của chính phủ tìm thấy sự chênh lệch rõ rệt trong các gói trả lương dành cho những nhân viên là người dân tộc và những người không phải.
Trong một bộ phận chính phủ, mức chênh lệch thu nhập được tìm thấy là đến 37 phần trăm.
Thủ tướng Anh Theresa May đã đề xuất hồi đầu tháng mười này buộc người sử dụng lao động phải công bố số liệu thống kê mức chênh lệch tiền lương của các nhân viên người dân tộc của họ.
Các công ty trong nước với 250 nhân viên trở lên đã buộc phải công bố số liệu thống kê khoảng cách lương họ trả giữa nhân viên nam và nữ.
Không có dữ liệu toàn diện về khoảng cách lương với người dân tộc tại Úc.
Tuy nhiên, người sáng lập liên doanh Phụ nữ Đa Văn hóa, bà Div Pillay nói rằng bằng chứng và khảo sát trên khoảng 150 nhân viên nữ đa văn hóa từ nhiều ngành công nghiệp ở Úc khiến bà lo ngại khác biệt về mức lương này có thể tương tự hoặc thậm chí nhiều hơn nước Anh.
"Họ thường hạ mức thương lượng ngay từ đầu,và nó khiến con đường sự nghiệp của họ từ đó cứ ì ạch như thế suốt 10 năm. Điều chúng tôi tìm thấy đó là, sau 10 năm, từ góc độ phụ nữ đa sắc sộc so với một phụ nữ gốc da trắng sinh ra ở Úc, có sự khác biệt đáng kể, và chúng tôi ước tính sự khác biệt là họ chậm thăng tiến hơn khoảng 5 đến 8 năm . Và sự khác biệt này ảnh hương đáng kể cho kinh tế, từ quan điểm siêu quỹ, từ quan điểm phát triển tài chính, và điều chúng tôi tìm thấy đó là có khả năng những người phụ nữ đa sắc tộc sẽ phải làm việc cật lực hơn trong sự nghiệp nhằm bảo đảm được sự ổn định kinh tế của họ."
Điều chúng tôi tìm thấy đó là, sau 10 năm, từ góc độ phụ nữ đa sắc sộc so với một phụ nữ gốc da trắng sinh ra ở Úc, có sự khác biệt đáng kể, và chúng tôi ước tính sự khác biệt là họ chậm thăng tiến hơn khoảng 5 đến 8 năm .
Bà Pillay nói rằng bà không nghĩ rằng ý tưởng buộc các công ty công khai khoản cách lương giữa các dân tộc sẽ được đồng tình ở Úc bởi vì bà nói, cộng đồng doanh nghiệp ở Úc rất bảo thủ so với nước Anh.
Nhưng bà thúc giục các công ty thực hiện kiểm toán nội bộ để tìm xem liệu có tồn tại chênh lệch lương với người dân tộc hay không và sử dụng các kết quả này để thúc đẩy hành động nội bộ nhằm giải quyết bất kỳ khác biệt nào.
"Tôi nghĩ rằng sự vận động và lãnh đạo từ quốc hội sẽ là điều tuyệt vời để có thể hỗ trợ cho việc tiết lộ và hỗ trợ cuộc đàm thoại."
Ủy viên Hội đồng sắc tội mới của Úc, ông Chin Tan, đã từ chối bình luận với SBS về khoảng cách lương với người lao động dân tộc, tương tự như Tổng trưởng đặc trách về Việc làm và Phụ nữ bà Kelly O'Dwyer và Bộ trưởng Di trú David Coleman.
Dân biểu đảng Lao động Anne Aly được sinh ra ở Ai Cập trước khi chuyển đến Úc lúc hai tuổi, cho biết thu thập dữ liệu sẽ là một bước quan trọng đầu tiên.
"Tôi nghĩ rằng việc thu thập dữ liệu là một trong những điều đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng tôi có thể làm. Phúc trình bắt buộc, hoặc một số hình thức phúc trình về số lượng người làm việc, chức vụ họ đang nắm giữ, và thậm chí có thể khoảng cách thu nhập, tôi nghĩ, đều là quan trọng."
Tuy nhiên, Anne Aly cho biết các sự kiện gần đây như bản kiến nghị dài gần một đoạn văn "It's okay to be white " của bà Pauline Hanson ở Thượng viện Úc vẫn còn một chặng đường dài để thảo luận về bất bình đẳng trong hệ thống.
"Quý vị biết đấy, tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trên nước Úc, một nơi mà các cuộc đàm thoại vẫn còn xung quanh việc sử dụng khẩu hiệu người da trắng thượng đẳng trong quốc hội, nó khiến tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một cuộc tranh luận trưởng thành hơn về những vấn đề này. Và, rất thường xuyên, cuộc tranh luận về bình đẳng thực sự, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số và người da màu, bị tấn công rằng chúng đang nhắm vào chính trị chủng tộc. Chúng ta cần tiến đến một giai đoạn mà chúng ta có thể đưa ra những cuộc trò chuyện thế này."