Doti Kavugho chỉ là một trong số hàng trăm người sống trong tâm chấn của dịch bệnh Ebola.
Dịch bệnh Ebola 2014-2016 ở Tây Phi bắt đầu ở vùng nông thôn phía Đông Nam Guinea.
Trong vài tuần, loại virus gây chết người đã lan sang biên giới và trở thành dịch bệnh toàn cầu trong vòng vài tháng.
Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, người dân vẫn đang chiến đấu với căn bệnh kéo dài.
Doti đã được các cơ quan y tế tiếp cận sau khi cháu gái của cô nhiễm virus Eboba.
“Tôi biết lý do tại sao chúng tôi ở đây, họ có thể theo dõi chúng tôi và chăm sóc sức khỏe cho chúng tôi. Bởi vì để giám sát sức khỏe của bệnh nhân ở nhà thật khó khăn. Ít nhất là tại nhà khách, điều này dễ dàng hơn”.
Những người được coi là có nguy cơ cao, dễ bị nhiễm bệnh và truyền nhiễm nhất có thể chọn ở tại một nhà khách trong 21 ngày, là khoảng thời gian ủ bệnh của Ebola.
Những tiến bộ đáng kể đã đạt được tại Châu Phi từ khi chiến lược được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Congo thông qua vào cuối năm 2019.
Chúng tôi dễ dàng cách ly những người đã xác nhận dương tính với Ebola và đưa họ đến trung tâm y tế. Người bệnh được tìm thấy càng sớm, họ càng có khả năng phục hồi nhanh chóng.
Các trường hợp nhiễm Ebola đã giảm từ hơn 120 ca mỗi tuần vào giữa tháng 4 năm 2019 xuống từ 0 đến 3 trường hợp mỗi tuần trong bốn tuần qua.
Các trường hợp mới nhiễm bệnh trong 21 ngày qua đã bị giới hạn trong một khu vực y tế.
Pacco Musas là Điều phối viên của Tổ chức Y tế Thế giới.
“Chúng tôi đạt rất nhiều thành công vì ở đây, chúng tôi dễ dàng cách ly những người đã xác nhận dương tính với Ebola và đưa họ đến trung tâm y tế. Người bệnh được tìm thấy càng sớm, họ càng có khả năng phục hồi nhanh chóng.”
Ông Musas nói thời gian là điều rất quan trọng.
"Khi những người mắc Ebola ở lại cộng đồng và chúng tôi không biết họ ở đâu, chúng tôi sẽ đưa họ ra ngoài quá muộn, cơ hội tử vong sẽ lớn hơn. Đó là cách mà hệ thống này làm việc. Nó cho phép chúng tôi giải cứu người bệnh kịp thời. Sau đó họ đến trung tâm quá cảnh, họ được chăm sóc sớm hơn, điều đó giúp điều trị cho nhiều người thành công hơn”.
Zoe Kyavaghandi là Nhân viên truyền thông về các rủi ro sức khỏe của WHO.
Zoe tiếp cận với những người trong cộng đồng như Doti cùng với một nhà tâm lý học và thành viên của nhóm giám sát.
Họ giải thích những rủi ro của bệnh đối với người dân và những lợi ích của chương trình cách ly tự nguyện.
“Tôi cho họ thấy những rủi ro, họ cam kết, đến điều trị và ở lại đây với chúng tôi. Sau đó chúng tôi theo dõi và cố gắng hạn chế họ tiếp xúc với người khác”.
Việc mang các thành viên cộng đồng đến trung tâm y tế có thể xua tan mọi lời đồn đại về sự cô lập và mang lại sự tin cậy cho bệnh nhân với các nhân viên y tế trong quá trình chữa bệnh cho cộng đồng.
Khi ở trung tâm y tế, người bệnh nhận được bữa ăn và kiểm tra y tế hàng ngày.
Zoe vẫn đang nỗ lực để thúc đẩy niềm tin của những người tham gia.
Cách tiếp cận này cho phép mọi người được chăm sóc y tế ngay sau khi phát hiện các triệu chứng bệnh.
Chương trình cũng giảm rủi ro cho cộng đồng bằng cách hạn chế khả năng truyền bệnh.
Khi những người rời khỏi khu vực cách ly trở về nhà, họ có thể lan truyền nhận thức tốt hơn về các biện pháp phòng chống Ebola và giữ gìn vệ sinh cá nhân.