Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là bà Wendy Sherman cho biết, cuộc đàm phán với phía Nga rất thành thật và thẳng thắn.
Còn phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là ông Ned Price cho biết, ông không dự đoán bất cứ quyết định nào vào lúc nầy trong khi bế tắc chưa được thông qua.
“Chúng tôi hy vọng sẽ liên lạc lại với Liên bang Nga trong những ngày tới, để xác định thời gian và cách thức cuộc trò chuyện này sẽ diễn ra".
'Cuộc đối thoại diễn ra vào cuối tuần này hoặc trong những ngày tới, cũng sẽ được thông báo về những gì chúng tôi và các đồng minh, cũng như đối tác của chúng tôi nghe được”, Ned Price.
Ông nhấn mạnh rằng, đây chỉ mới là khởi đầu của một tiến trình ngoại giao.
Còn Thư ký báo chí Toà Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, có gần 100 ngàn binh sĩ tại biên giới và Nga có khả năng xuống thang tình hình.
“Đưa binh sĩ trở về trại và báo cho chúng tôi về ý định làm việc đó của họ, chắc chắn là cách dễ dàng để thể hiện sự xuống thang. Như tôi đã lưu ý một chút trước đó, chúng tôi coi đây là một con đường, như một tập hợp với 3 vòng trò chuyện sẽ diễn ra trong tuần này”, Jen Psaki.
Thế nhưng phía Nga nhấn mạnh rằng, ‘không có lý do gì phải lo sợ’ sự leo thang đối với Ukrain.
Thứ trưởng Ngoại giao là ông Sergei Ryabkov cho biết, hai bên cần đạt được các thỏa thuận.
“Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ phải có trách nhiệm vào lúc này và không thể đánh giá thấp nguy cơ leo thang đối đầu".
"Tất nhiên, một cuộc trò chuyện thực tế khiến mọi người có tâm trạng lạc quan".
"Thế nhưng bằng mọi cách, các câu hỏi chính vẫn còn và chúng tôi không thấy người Mỹ hiểu biết quyết định của họ về cách thức phù hợp với chúng tôi, là chuyện bắt buộc”, Sergei Ryabkov.
“Lập trường hợp nguyên tắc nhất đối với Ukraine, là chúng tôi có quyền chủ quyền để lựa chọn các thỏa thuận an ninh của riêng mình, bao gồm các hiệp ước và liên minh”, Olga Stefanishyna.
Ông nói rằng Nga sẽ xác định triển vọng xa hơn, sau cuộc họp với NATO tại Brussels vào thứ Tư.
Được biết Nga đã công khai các yêu cầu của mình cách đây vài tuần, trước khi các cuộc đàm phán này được đồng ý.
Nga muốn giới hạn việc bố trí hỏa tiễn ở Âu châu, một điều mà Mỹ đã sẵn sàng thảo luận.
Tuy nhiên, Nga cũng muốn NATO loại bỏ quân đội và vũ khí khỏi các nước gia nhập Liên Minh sau năm 1997 và bảo đảm về mặt pháp lý cho Ukraine, sẽ không bao giờ được phép trở thành thành viên NATO.
Tổng thư ký NATO là ông Jens Stoltenberg cho biết.
“Tôi không nghĩ rằng, chúng ta có thể mong đợi cuộc họp này sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề".
"Điều đang hy vọng là chúng ta có thể đồng ý về một chặng đường phía trước, rằng chúng ta có thể đồng ý về một loạt các cuộc họp, mà chúng ta có thể đồng ý một tiến trình".
"Vì vậy, thật không thực tế nếu kỳ vọng rằng chúng tôi kết thúc tuần này, với các cuộc họp đã được dự tính, thì các vấn đề sẽ được giải quyết”, Jens Stoltenberg.
Còn Phó Thủ Tướng Ukraine là bà Olga Stefanishyna lo sợ Nga sẽ nhân cuộc đàm phán thất bại, sẽ là tiền đề cho hành động quân sự.
“Lập trường hợp nguyên tắc nhất đối với Ukraine, là chúng tôi có quyền chủ quyền để lựa chọn các thỏa thuận an ninh của riêng mình, bao gồm các hiệp ước và liên minh”, Olga Stefanishyna.
Vì vậy bà cho biết các đòi hỏi của Nga với đồng minh, không nên xem là một lập trường thương thuyết.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại