Sau những ồn ào qua lại về việc đảo quốc Solomon, mới đây Cao Ủy của đảo quốc này tại Úc có buổi trả lời phỏng vấn chính thức đầu tiên với truyền thông Úc.
"Cảm ơn vì đã mời tôi có tham dự chương trình."
Sau lời mở đầu thì ông cũng thừa nhận đã có những phản ứng lẫn lộn và trái ngược tại Honiara – thủ đô của Solomon về việc chính quyền của đảo quốc Thái Bình Dương này ký thỏa thuận với Trung Quốc.
Tuy nhiên ông Cao Ủy Robert Sisilo đổ lỗi cho những sự chia rẻ nội bộ là từ những ảnh hưởng từ nước ngoài.
Sisilo: "Ừm, thì có thể bởi vì đó là Trung Quốc, mà có thể là cũng có liên quan tới truyền thông Úc nữa, ra sức tao ra sự chia rẻ ở người dân Solomons qua cái thỏa thuận với Trung Quốc."
Reporter: "Ý ông là sao?"
Sisilo: "Bởi quý vị đang chèn một cái dùi vào trong nội bộ. Chúng tôi ở giữa hai quốc gia rộng lớn và chúng tôi không muốn bị mắc kẹt ở giữa và bị chèn chặt. Chúng tôi muốn hai bên làm việc chặt chẽ với nhau."
Thỏa thuận an ninh được ký kết giữa các quan chức của Quần đảo Solomon và Trung Quốc vào tháng trước trong đó cho phép cảnh sát Trung Quốc được đưa đến Solomon theo yêu cầu của Thủ tướng.
Thảo thuận này đã bị chỉ trích bởi các nhà lãnh đạo Úc, những người lo ngại nó có thể mở đường cho một căn cứ quân sự ở Nam Thái Bình Dương.
Nhưng ông Cao ủy Solomon tại Úc nói rằng điều này không có cơ sở và Úc vẫn là đối tác được lựa chọn.
"Đúng như Thủ tướng của tôi đã nói, Úc vẫn là đối tác được lựa chọn, vì vậy chắc chắn chúng tôi sẽ gọi cho Úc trước."
Mối quan hệ giữa Canberra và Honiara trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây.
Và thêm vào rắc rối nữa là Visa Nông nghiệp mới của Úc.
Loại visa này ra đời nhằm có thể tạo điều kiện cho các nông dân và công nhân Nông nghiệp có tay nghề cao từ các quốc gia Đông Nam Á có thể đến các trang trại của Úc để làm việc theo mùa.
Ông Sisilo lo ngại thị thực này có thể làm suy yếu thỏa thuận hiện có với Quốc gia Thái Bình Dương.
"Với thị thực nông nghiệp, nếu sự tập trung tuyển dụng chuyển sang sang chủ yếu là các quốc gia ở châu Á, thì tôi muốn nói là điều đó có thể phá hoại kế hoạch của chúng tôi về việc giảm số lượng của chúng tôi. Vì vậy, đó là những gì chúng tôi quan tâm."
Sự tham gia của Quần đảo Solomon vào chương trình Di chuyển lao động Úc ở Thái Bình Dương Pacific Australia Labour Mobility (PALM) hiện tại đã tăng từ khoảng 190 người vào năm 2019 lên 3.000 công nhân trong năm nay, điều mà Robert Sisilo nói là rất hữu ích cho nền kinh tế của đất nước ông.
"Rất, rất quan trọng. Hiện chúng tôi có 3000 công nhân, nhưng chúng tôi muốn có thêm nhiều công nhân đến làm việc và gởi kiều hối về, họ đang gửi về rất nhiều kiều hối, giúp ích cho mọi người ở nhà, đặc biệt là trong thời gian COVID-19 này."
Tổng trưởng Bộ Nông nghiệp Úc David Littleproud đã bác bỏ lo ngại của ông Cao ủy, nói rằng thị thực mới là cần thiết để có thể thu hút nhiều lao động có kinh nghiệm hơn.
Ông David Littleproud nói rằng thiếu công nhân lành nghề là hạn chế số một đối với ngành nông nghiệp của Úc.
Biên bản ghi nhớ đã được ký với Việt Nam và các cuộc thảo luận đang được tiến hành với Ấn Độ, với những công nhân đầu tiên dự kiến sẽ đến Úc vào cuối năm nay.
"Chúng tôi tự hào về thực tế là chúng tôi đã có thể đưa một số công nhân ở Thái Bình Dương đến các trang trại của Úc và họ đã hoàn thành xuất sắc công việc, nhưng visa nông nghiệp ag còn dành cho lao động có tay nghề và có nền tảng bán kỹ năng nữa. Và đó là lực lượng lao động Úc đang cần và hiện đang còn thiếu và đó đang là hạn chế lớn nhất trong nông nghiệp Úc."
Lao động sẽ tôn trọng thỏa thuận đang tiến hành với Việt Nam, nhưng cũng nói rằng họ sẽ loại bỏ Thị thực Nông nghiệp này nếu thắng cử.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung