Cảnh báo rủi ro sức khoẻ do cách sinh hoạt trong mùa dịch

A glass of beer

A wastewater treatment plant in South Australia has used stale beer that expired during COVID-19 lockdown to produce elecricity. Source: Getty Images

Bệnh nhân ung thư đang phải điều chỉnh phương thức điều trị của họ để ứng phó với các hạn chế do coronavirus mang lại. Nhưng các chuyên gia y khoa cảnh báo một số thói quen sinh hoạt nhất định trong bối cảnh căng thẳng của tình trạng cách ly xã hội có thể dẫn đến nhiều trường hợp ung thư hơn trong tương lai.


Bệnh nhân ung thư thường phải đối mặt với sự cách ly trong những thời điểm dịch bệnh như hiện nay.

Các phương pháp hóa trị và xạ trị có thể phá huỷ hệ thống miễn dịch của một người và thách thức ngay cả những người kiên cường nhất.
Đối với bệnh nhân ung thư não Elissa McVey, việc hạn chế tiếp xúc xã hội do COVID-19 mang lại hiện đang thách thức  sức khỏe tâm thần của cô.

"Khi bạn đến phòng khám ung bướu để làm hóa trị hoặc các phương pháp điều trị khác, bạn thường sẽ có một người hỗ trợ đi cùng với bạn, điều này tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn, để có ai đó sẽ nắm tay bạn."

Do COVID 19, giờ họ không cho phép người nhà vào phòng khám nữa. Bạn phải tự mình đối mặt với tất cả. Đó thực sự là một vấn đề lớn, nhưng rõ ràng là vì lý do chính đáng, họ không muốn có thêm rủi ro có người ngoài mang vi rút đến phòng khám, nơi đang chữa trị cho những người dễ bị tổn thương nhất."

Sau khi được chẩn đoán ung thư vào năm 2018, cô McVey đã phải thực hiện hóa trị và xạ trị.

Cô đã có một thời gian khỏe mạnh trước khi ung thư tái phát yêu cầu cô phải trải qua cuộc phẫu thuật lần thứ ba vào tháng 1 năm nay, khiến một trong hai chân của cô bị tê liệt. 

Trong khi một số phương pháp điều trị và tư vấn của cô đã chuyển sang hình thức trực tuyến thông qua sáng kiến ​​tư vấn qua điện thoại của chính phủ, cô phải đưa ra những quyết định khó khăn về những gì tốt nhất cho sức khỏe của bản thân, vì cô cần đến phòng khám để phục hồi chức năng cho chân mình.

"Tôi đã phải cân nhắc xem liệu việc thực hiện liệu pháp vật lý có tốt hơn không so với khả năng bị nhiễm COVID-19. Vì vậy, đó là một quyết định lớn.

Hiện giờ tôi đi đến cơ sở phục hồi chức năng, nhân viên ở đó đeo khẩu trang và găng tay và tôi cũng đeo khẩu trang và găng tay. Chúng tôi ngồi cách nhà vật lý trị liệu một mét rưỡi nhưng khoảng cách đó thì không khả thi để làm vật lý trị liệu - khoảng cách đó hơi giống với một thợ làm tóc-vì vậy điều đó thật khó khăn."

Để giải thích cho những thay đổi này, Hội đồng Phòng chống Ung thư New South Wales đã điều chỉnh các mạng lưới hỗ trợ của họ chuyển sang vận hành kỹ thuật số, nhằm bảo đảm bệnh nhân và nhân viên hỗ trợ luôn kết nối. 

Jan Priaulx, cố vấn chính cho dịch vụ tư vấn và thông tin hỗ trợ qua điện thoại của Hội đồng Chống Ung thư, giải thích về những thay đổi này.

"Chúng tôi vừa tăng chương trình nhóm hỗ trợ qua điện thoại cho những người chăm sóc và các bệnh nhân ung thư. Tất cả các dịch vụ tư vấn của chúng tôi hiện đang theo phương pháp trực diện. Chúng tôi đang xem xét việc làm podcast. Chúng tôi đã có các tập sách thông tin về việc cách ly và phương thức liên lạc với bạn bè và gia đình qua mạng xã hội và chỉ cần các tờ thông tin chung để giảm sự cô lập đó cho mọi người."

Việc đóng cửa xã hội cũng làm dấy lên mối lo ngại về sự phổ biến của các thói quen sinh hoạt dễ dẫn đến ung thư như uống quá nhiều rượu, thiếu hoạt động thể chất và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Ở nhà lâu hơn là cơ hội để chúng ta nấu ăn tại nhà nhiều hơn với các bữa ăn gồm nhiều trái cây và rau quả làm tăng chất xơ. Nhưng hãy chắc chắn rằng nếu chúng ta phát triển hành vi ăn vặt , điều mà nhiều người kể lại với chúng tôi- thì việc quan trọng là phải bảo đảm rằng chúng ta chọn những món ăn vặt nhẹ nhàng lành mạnh hơn như trái cây , rau quả và các loại hạt.
Claire Hughes, chủ tịch ủy ban dinh dưỡng và hoạt động thể chất của Hội đồng Phòng chống Ung thư, giải thích về những ảnh hưởng lâu dài của các lối sinh hoạt này.

"Chúng tôi cũng biết rằng một số yếu tố và hành vi này là những thứ thay đổi khi chúng ta bị căng thẳng. Chúng ta có thể thấy rằng mọi người uống nhiều hơn và uống thường xuyên hơn; họ không có động lực để hoạt động thể chất; và họ đang lựa chọn thực phẩm ít lành mạnh hơn và có thể gây hại về lâu dài. Bởi vì nếu chúng ta duy trì những hành vi và lối sinh hoạt này sau khi cách ly kết thúc và sau khi mở cửa xã hội thì điều này thực sự có thể ảnh hưởng dài hạn."

Trong thời gian cách ly, bà Hughes đã kêu gọi mọi người ý thức về lựa chọn lối sống và những sinh hoạt có ảnh hưởng lâu dài.

"Chúng ta biết rằng việc bảo đảm rằng mình đang có một chế độ ăn uống lành mạnh và lựa chọn thực phẩm lành mạnh khi ở nhà là điều thực sự quan trọng."

"Ở nhà lâu hơn là cơ hội để chúng ta nấu ăn tại nhà nhiều hơn với các bữa ăn gồm nhiều trái cây và rau quả làm tăng chất xơ. Nhưng hãy chắc chắn rằng nếu chúng ta phát triển hành vi ăn vặt , điều mà nhiều người kể lại với chúng tôi-  thì việc  quan trọng là phải bảo đảm rằng chúng ta chọn những món ăn vặt nhẹ nhàng lành mạnh hơn như trái cây , rau quả và các loại hạt."
--
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.


Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/coronavirus-updates
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại vietnamese

Share