Căng thẳng tại Âu Châu về vắc-xin AstraZeneca

Nurses take a patient into intensive care in Brazil

Nurses take a patient into intensive care in Brazil Source: AAP

Liên Âu đe dọa sẽ sử dụng quyền hạn khẩn cấp để ngăn cản việc xuất cảng vắc xin chống COVID-19. Người đứng đầu Liên Âu đề nghị phải có các luật lệ nghiêm khắc hơn đối với vắc xin chống COVID-19 và thẩm quyền nầy có thể tùy thuộc vào tính chất có đi có lại, với các nước có khả năng sản xuất vắc xin.


Liên Âu đã cho phép xuất cảng khoảng 41 triệu liều vắc xin chống coronavirus sang 33 nước, kể từ đầu tháng 2.

Người đứng đầu Liên Âu là bà Ursula von der Leyen cho biết, Liên Âu vẫn chờ đợi các liều lượng vắc xin đến từ Anh quốc, để bảo đảm là kế hoạch ‘có đi có lại’.

“Tôi muốn minh bạch về chuyện ‘có qua có lại’.

"Chúng ta hiện xuất cảng rất nhiều vắc xin sang những nước mà chính họ có thể chế tạo được vắc xin".

'Chúng tôi nghĩ rằng vấn đề đang được mở rộng, vì vậy chúng tôi cũng muốn thấy các nước đó xuất cảng vắc xin ngược lại sang Liên Âu”, Ursula von der Leyen.

Hầu hết các lo lắng của Liên Âu là về Anh quốc, vốn là nơi sản xuất vắc xin AstraZeneca, nơi chương trình chủng ngừa đã tiến triển với mức độ nhanh chóng hơn cả Liên Âu.

Thế nhưng Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock, bác bỏ những lời cảnh cáo từ người đứng đầu Liên Âu khi cho rằng, Anh quốc có một nghĩa vụ hợp pháp khi cung cấp 100 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho người dân nước Anh.

“Chủ tịch Ursula von der Leyen nói rằng, không nên giới hạn việc xuất cảng vắc xin thuộc các công ty, mà họ đã hoàn thành các hợp đồng một cách có trách nhiệm".

'Việc cung cấp vắc xin từ các cơ sở ở Liên Âu sang Anh quốc, thực sự là để hoàn thành trách nhiệm theo khế ước".

"Chúng tôi hoàn toàn mong đợi sẽ nhận được vắc xin, theo đúng các hợp đồng nói trên”, Matt Hancock.

Ông Hancock cũng ghi nhận tiến bộ trong việc tiêm chủng vắc xin tại Anh, với hơn nửa triệu người được chích mũi thuốc thứ nhất.

Ông nhấn mạnh rằng, chính phủ vẫn có kế hoạch cho mọi người 50 tuổi trở lên, sẽ nhận được mũi chích thứ hai hạn chót là ngày 15 tháng 4.

“Vì vậy chúng ta hiện đi đúng hướng, cảm ơn mọi người theo đúng các qui tắc để giúp chúng ta an toàn, cũng như cảm ơn tất cả đã đi chủng ngừa vì việc nầy giúp cho chúng ta an toàn trong tương lai".

'Nay không phải là lúc chúng ta tự mãn, mà đang trên con đường phục hồi".

'Vắc xin giúp chúng ta ra khỏi đại dịch và chúng ta đi đúng hướng, vì vậy hãy theo đúng các qui tắc".

'Khi quí vị nhận được cú gọi, là hãy đi chủng ngừa ngay”, Matt Hancock.

Trong khi đó, Ủy ban An toàn Vắc xin thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết, họ tin tưởng lợi lộc của vắc xin AstraZeneca vượt quá các rủi ro và đề nghị việc chủng ngừa nên tiếp tục.

Bác sĩ Kate O’Brien thuộc WHO cho biết, mọi người không nên sợ hãi khi chích vắc xin AstraZeneca, do các trường hợp đông máu là rất hiếm hoi.

“Điểm chính ở đây là tìm hiểu và tách rời các sự kiện, vốn liên quan hay có thể dính líu đến vắc xin từ các sự kiện đó".

"Chúng có thể ngẫu nhiên xảy ra, thế nhưng chẳng dính líu chi đến vắc xin cả”, Kate O’Brien.
“Tình hình tại Brazil là một câu chuyện với nhiều cẩn trọng là, muốn kiểm soát virus đòi hỏi sự quan tâm liên tục của giới chức y tế và các nhà lãnh đạo, trong việc bảo vệ mọi người về việc làm thế nào để mọi người và hệ thống y tế được an toàn, tránh tình trạng virus tàn phá khủng khiếp”, Carissa Etienne.
Còn Cơ quan Quản lý Dược phẩm Âu Châu gọi tắt là EMA cho biết, hiện điều tra các tin tức về 30 trường hợp máu đông, trong tổng số 5 triệu người được chủng vắc xin AstraZeneca.

Trong khi đó, Ấn Độ hiện sử dụng vắc xin AstraZeneca, vì không thấy bất cứ dấu hiệu nào vắc xin gây đông máu cả.

Chuyên viên y tế của chính phủ là tiến sĩ Vinod Paul cho biết, Bộ Y Tế Ấn Độ biết rõ khả năng của các phản ứng phụ, thế nhưng nói rằng ông không quan ngại.

“Việc phân phối Covishield, tiêm chủng Covishield trong nước, sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ".

"Đồng thời chúng tôi lưu ý thực tế là, giải quyết mối quan tâm này là một hoạt động liên tục dựa trên dữ liệu có sẵn, cũng như chúng tôi đang theo dõi thông tin từ các nguồn khác".

'Thế nhưng hiện nay, không có mối quan tâm nào đối với Covishield cả”, Vinod Paul.

Trong khi đó tại nhiều nơi ở Pháp, các hạn chế mới về coronavirus hiện được ban hành, do một đợt bùng phát lây nhiễm chung quanh Paris và các khu vực phía bắc của quốc gia nầy.

Còn tại Brazil, tiến sĩ Carissa Etienne cảnh cáo rằng, tình hình rất nghiêm trọng.

Bà là Giám đốc của Tổ chức Y tế Liên Mỹ.

“Tình hình tại Brazil là một câu chuyện với nhiều cẩn trọng là, muốn kiểm soát virus đòi hỏi sự quan tâm liên tục của giới chức y tế và các nhà lãnh đạo, trong việc bảo vệ mọi người về việc làm thế nào để mọi người và hệ thống y tế được an toàn, tránh tình trạng virus tàn phá khủng khiếp”, Carissa Etienne.

Chỉ một ngày sau khi con số tử vong cao nhất hàng ngày diễn ra kể từ khi bắt đầu đại dịch, Bộ Y Tế Brazil bênh vực cho các thủ tục vệ sinh và nói rằng, người dân Brazil sẽ sống bình thường như trước,

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share