Để người ung thư trẻ còn có thể có con sau điều trị

Some medications used for cancer chemotherapy can cause infertility

Some medications used for cancer chemotherapy can cause infertility Source: Getty

Rebeca, 15 tuổi bị một can bệnh ung thư hiếm. Sau điều trị khả năng sinh con của cô còn 5%. Cứ 10 bệnh nhân ung thư có một người sẽ bị ảnh hưởng khả năng sinh sản từ việc điều trị. Và lời khuyên là cả hai bênh nhân và bác sĩ tư vấn cần thảo luận những khả năng bảo tồn việc có con sau này trước khi tiến hành điều trị ung thư.


Ở tuổi 15, cái tuổi mà lý ra điều để cô bé Rebecca Zivkovic bận tâm phải là ban học nào cô muốn ghi danh để tiếp theo có thể ngành học khi vào đại học.

Ấy thế mà cô bé phải nghĩ tới cái chuyện là em quyết định như thế nào về thụ tinh nhân tạo khi mà em được chẩn đoán bị một chứng ung thư hiếm và việc điều trị chắc chắn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của em sau này.


"Nó chỉ là thêm một cú sốc mà tôi phải đương đầu. Bât cứ ai ở độ tuổi nào nghe mình bị ung thư cũng đã là sốc, ở tuổi 15 như tôi lại còn phải nghĩ đến chuyện làm cách nào để duy trì khả năng sinh sản và có cái hẹn về IVF trong lần sinh nhật thứ 16 thì thật là khó diễn tả."

Các bác sĩ đã cảnh báo cô bé Rebeca Zivkovic rằng việc điều trị căn bệnh ung thư của cô có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cô và họ cũng đưa ra các giải pháp cho cô suy nghĩ và quyết định.

Với ba mẹ ở bên cạnh mình  cô bé quyêt định trì hoãn việc điều trị chậm lại vài ngày để cô có thể trữ đông noãn trứng của mình.

Mẹ em bà Ruth nói đó là một quá trình rât nhiều cảm xúc để vượt qua.

"Chúng tôi đã làm hết những lần kiểm tra ung thư và phải ra quyết định rằng chúng tôi có chấp nhận rủi ro khi mà trì hoãn việc hóa trị chậm lại vài ngày không. Đó là một cuộc thảo luận mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải đi qua cùng với con gái 15 tuổi của mình.  Và chúng tôi cần phải nghĩ xa hơn cho tương lai của con gái mình ch ứ không chỉ là ngay bây giờ. Chúng tôi phải nghĩ cho cháu ở một tương lai dài hơn."
Cứ 10 bệnh nhận ung thư thì có một người bị ảnh hưởng về khả năng sinh sản ngắn hạn hay dài hạn như là hậu quả của việc điều trị.

Và câu chuyện của Rebecca là một trong những câu chuyện được kể, còn nhiều bệnh nhân khác đã không được thông báo cho biết về việc này.
 
Các nghiên cứu do Tiến sĩ Antoinette Anazodo từ Bệnh Viện Prince of Wales và Sydney Children's Hospital về những vấn đề ung thư ở trẻ em cho thấy, chưa tới một nữa bệnh nhân ung thư trẻ tuổi được thông báo cho biết về những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ từ những cuộc thảo luận với những người điều trị cho họ.

Và chỉ có 25% các trường hợp là chính bệnh nhân và người thân của họ chủ động nêu vấn đề này lên với các chuyên gia trong những lần khám chẩn đoán.

Tiến sĩ Anazodo mong rằng có thể cải thiện được tỷ lệ này nếu như việc thảo luận về những phương thức để có thể có con sau này được đưa vào trong tiêu chuẩn bắt buộc về các quy định chăm sóc bệnh nhân ung thư, hiện này thì việc này vẫn chưa.

Do vậy mà các nhân viên y tế cần phải được hướng dẫn và đào tạo tốt hơn để tư vấn cho bệnh nhân về các rủi ro và các lựa chọn mà họ có về việc có con hậu ung thư.

"Thách thức hiện nay là giáo dục và đào tạo cho các đồng nghiệp của chúng tôi để bảo đảm họ biết rõ về tầm quan trọng của điều đó như là một phần của việc điều trị. Phải hiểu về việc thảo luận khả năng sinh sản sau ung thư cũng bình thường như hiện nay chúng tôi đagn làm trong việc tư vấn cho các bệnh nhân ung thư về việc kiểm tra về khả năng thính giác, chức năng phổi và những biện pháp hỗ trợ cho họ."

Giám đốc điều hành Hội đồng ung thư Úc - Australian Cancer Council, Giáo sư Sanchia Aranda đồng ý như vậy.

Bà nói rằng các bác sĩ cần phải nghĩ rộng hơn trong các điều trị không chỉ điều trị dứt ung thư mà cũng nên nghĩ đến những vấn đề hậu ung thư cho bệnh nhân dựa trên tình trạng tuổi tác và gia đình của họ.

"Điều quan trọng là nhóm điều trị không nên chủ quan cho rằng bệnh nhân chỉ quan tâm đến việc điều trị ung thư mà không quan tâm về khả năng sinh sản của họ sau điều trị. Do vậy mà khi tư vấn nhóm điều trị nên hỏi các bệnh nhân xem họ có muốn nghe thông tin về việc bảo tồn khả năng sinh sản hay những cách thức để có thể có con sau này, và việc này theo tôi nó quan trọng đến mức nhóm điều trị và bệnh nhân nên thảo luận trong lần tư vấn đầu tiên về việc điều trị ."

Và mặc dù một số bệnh viện lớn ở các thành phố thủ phủ đã bắt đầu thực hiện cách thức cho bệnh nhân ung thư tiếp cận với các chuyên gia về sinh sản, Giáo sư Aranda nói rằng tại những vùng nông thôn và khu vực Úc thì vấn đề này vẫn còn thiếu..

"Bệnh nhân trong khu vực có phần bất lợi, thậm chí một việc đơn giản như hiến tinh trùng cũng có thể khó khăn nếu bạn ở xa ngân hàng tinh trùng. Nhưng cũng có thể là các bác sĩ trong khu vực, đặc biệt là các bác sĩ không chuyên khoa, ít hiểu biết về các lựa chọn sinh sản có sẵn và cách thức để giới thiệu nó tới cho bệnh nhân ở đó."

Trong khi bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới đã trở nên phổ biến trong nhiều thập kỷ, thì trữ đông trứng ở phụ nữ chỉ mới có gần đây và quá trình cũng phức tạp hơn nhiều.

Hiện nay phụ nữ có thể chọn lựa lấy phôi hoặc lấy trứng, hoặc lấy một dải mô buồng trứng để đông lạnh.

Điều này có nghĩa là trì hoãn hóa trị hoặc xạ trị một vài ngày, hoặc trong một số trường hợp vài tuần, vì vậy các chuyên gia biết rằng không phải tất cả bệnh nhân ung thư đều có thể trì hoãn được.

Tuy nhiên giáo sư phụ khoa và sản khoa tại Đại học New South Wales Bill Ledger nói rằng chỉ cần có kiến thức, có thể khiến bệnh nhân cảm thấy tự chủ.

"Chỉ khoảng một nửa số người chúng ta nói chuyện là làm một cái gì đó. và nửa còn lại luôn tỏ ra cảm kích khi họ biết mình còn có cơ hội, khi họ được các chuyên viê về lĩnh vực y học giúp đưa ra những lựa chọn sáng suốt. Và một trong những lựa chọn đó luôn là không làm gì cả, tuy nhiên việc hiểu rõ vấn đề luôn đem lại sự an tâm tốt hơn, và thẳng thắn mà nói tôi nghĩ rằng chúng tôi đã thực hiện đúng công việc của mình nếu bệnh nhân có được quyết định dựa trên những hiểu biết cần thiết."
Cả Giáo sư Ledger và Tiến sĩ Anazodo hiện đang điều hành Trung tâm Nghiên cứu & Sinh sản, có trụ sở tại Bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia ở Sydney, hiện trung tâm này đã khai trương vào đầu tháng 9 này.

Đây là loại hình đầu tiên ở Úc, cung cấp dịch vụ điều trị IVF chi phí thấp cũng như các dịch vụ bảo tồn sinh sản tại chỗ cho những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư và các bệnh di truyền hiếm gặp.

Rebecca Zivkovic là một trong những bệnh nhân mới của họ. Và trong khi cô ấy nay đã hết ung thư, thì cô ấy chỉ có 5% cơ hội thụ thai tự nhiên.

Nhưng với một số ít trứng khỏe mạnh được cất giữ thì việc lúc nào cô ấy muốn có con thì quá trình sẽ bớt rât nhiều những nhọc cho cô trong tương lai.


"Mặc dù nó đáng sợ, tôi nghĩ nó nên là một cuộc trò chuyện về vấn đề này và bạn cần tham dự vào vì đó là cuộc sống của bạn. Bạn nên có một số quyền kiểm soát nó. Rõ ràng là tôi đã có hy vọng ở tương lai. Một lần nữa, rất biết ơn vì tôi đã được cho có cơ hội đó."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share