“Không hiểu về tác động của các sự kiện, quí vị vào bên trong tòa án và không được ai tin, rồi bị chọn đến: giữa việc ai là thủ phạm và ai là nạn nhân".
"Tôi không cảm thấy như có một chỗ cho câu chuyện của tôi, những trải nghiệm của tôi được phép kể ra và được tin tưởng”, Jane.
Một nạn nhân sống sót sau vụ bạo hành trong gia đình đã chia sẻ câu chuyện của bà lần đầu tiên, khi nhớ lại các kinh nghiệm đã trải qua và phản ứng của nhà cầm quyền, trong việc giải quyết chuyện nầy.
Bà Jean, đây không phải là tên thật, và yêu cầu luôn được giữ kín.
Bà cho biết đã trải ra rất nhiều vụ tấn công bạo hành trong nhà, thế nhưng cảnh sát phản ứng khác biệt.
“Kinh nghiệm đầu tiên của tôi với cảnh sát là vài năm trước, tôi đã gọi cho họ sau khi tôi bị đe dọa".
"Người sống chung của tôi vào thời điểm đó đe dọa sẽ đấm vào đầu tôi, giơ nắm đấm lên mặt tôi".
"Thế nhưng cảnh sát đã khá tốt và hiểu biết".
"Vài tháng sau, anh ta hành hung tôi, đó là một hồi chuông cảnh tỉnh và tôi đã kêu gọi cảnh sát can thiệp, vì mọi thứ không thể tiếp tục từ đó”, Jane.
Bà cho biết bà không cảm thấy an tâm, được trấn an hay bảo vệ, về cách thức mà trường hợp của bà hiện được cảnh sát xử lý và tiến trình luật pháp sau đó.
“Ngay từ đầu khi cảnh sát lấy lời khai, tôi đã cảm thấy mình như bị bó chân".
'Tôi cảm thấy họ không muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào, về các hành vi hoặc những mối đe dọa hay những gì đã xảy ra trước đây".
"Tôi lo lắng về chuyện sẽ xảy ra tại tòa án, vì họ không có mọi thông tin".
'Tôi lo lắng không biết ai sẽ đứng về phía mình và có ai sẽ chăm sóc tôi, vì tôi cảm thấy rằng mình đã bị gạt bỏ".
"Những lo lắng của tôi đã được thực hiện là không hợp lý, nhưng đó là về tôi và sự an toàn của tôi, dù sao nó có vẻ không đúng lắm”, Jane .
Bà nói rằng, trường hợp của bà được giải quyết thiếu minh bạch, về phần nạn nhân bị bạo hành và về phần những kẻ phạm pháp.
“Tôi cho rằng kinh nghiệm của cảnh sát sẽ giống như trải nghiệm đầu tiên của tôi".
"Chỉ hơn một năm trước, họ tốt bụng, quan tâm, thấu hiểu và quan tâm đến sức khỏe của tôi, nhưng sự thực hoàn toàn không phải như vậy”, Jane.
"Vì vậy, đây là những loại trích dẫn mà chúng tôi thấy từ những nạn nhân sống sót về kinh nghiệm của họ, khi ra trước tòa án và thực sự những gì chúng tôi kêu gọi ngày hôm nay, là chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi có sự nhất quán và chuyên môn hóa, trong các thẩm phán và các tác nhân khác trong hệ thống, để những nạn nhân sống sót có thể dựa vào hệ thống, để có phản ứng an toàn”, Hayley Foster.
Nay một phúc trình mới đề nghị rằng, các kinh nghiệm như vậy hiện quá phổ thông, trong số các nạn nhân bạo hành trong gia đình.
Tổ chức An toàn Phụ nữ tại New South Wales khảo sát 59 phụ nữ nạn nhân bạo hành trong gia đình, vốn đã có tương tác với cảnh sát và tòa án.
Giám đốc tổ chức là bà Hayley Foster cho biết, trong khi có các cải thiện trong những năm qua, thì kết quả rõ ràng cho thấy nạn nhân vẫn thiếu tin tưởng vào khả năng của hệ thống có thể giúp đỡ họ.
“Thật không may, hơn một nửa số nạn nhân từng bị bạo lực gia đình ở New South Wales và đã tiếp cận với cảnh sát cho biết ,họ không hài lòng với phản ứng của cảnh sát và hơn một nửa cũng nói rằng, thẩm phán trong vụ việc đã không thể hiện sự thấu hiểu, thậm chí ở mức độ hiểu biết căn bản về các động lực của bạo lực gia đinh".
'Vì vậy, những gì chúng tôi kêu gọi là tăng cường đào tạo và chuyên môn hóa cho cả cảnh sát, công tố viên và các viên chức tư pháp, như thẩm phán xét xử những vấn đề này”, Hayley Foster.
Thêm vào việc cần huấn luyện thêm và có các nhân viên đặc biệt, bà Foster cũng kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về cảnh sát và những hành vi sai trái của tòa án, hơn là cho phép chính cảnh sát hay tòa án, tiếp tục tự điều tra chuyện sai trái của mình.
Bà cũng muốn thấy có việc cấm đoán việc đối chất với các nạn nhân tại New South Wales, vốn là tiểu bang duy nhất vẫn còn cho phép làm chuyện nầy, cũng như có thêm bằng chứng được cung cấp trong các phiên xử kín, để các phụ nữ không bị buộc phải cung khai trước cộng đồng và các thành viên một cách công khai.
“Nó có thể gây ra rất nhiều thiệt hại, khi quí vị quay lại tìm cách tiếp cận công lý và có một nạn nhân sống sót nói rằng, thẩm phán đã nói với cô ấy ‘Họ cũng tệ như nhau, nếu quí vị chọn ra đi vào ngày đó, thì điều này sẽ không bao giờ xảy ra’.
"Vì vậy, đây là những loại trích dẫn mà chúng tôi thấy từ những nạn nhân sống sót về kinh nghiệm của họ, khi ra trước tòa án và thực sự những gì chúng tôi kêu gọi ngày hôm nay, là chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi có sự nhất quán và chuyên môn hóa, trong các thẩm phán và các tác nhân khác trong hệ thống, để những nạn nhân sống sót có thể dựa vào hệ thống, để có phản ứng an toàn”, Hayley Foster.
Bà Jane nói rằng nên có sự thông cảm hơn nữa, về những gì các nạn nhân cảm thấy và họ bị ảnh hưởng do hành động bạo hành như thế nào.
Quí thính giả cần sự giúp đỡ trong vấn đề bạo hành trong gia đình, có thể liên lạc với số 1800 RESPECT hay 1800 737 732.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại