Các 'côn đồ' lộng hành tấn công người Việt ở Sunshine

File

File Source: AAP

Những vụ băng đảng tấn công cộng đồng, di dân và du học sinh người Việt diễn ra ngày càng thường xuyên, lan rộng đến Sunshine và các vùng lân cận ở miền Tây Melbourne khiến nhiều người lo lắng.


Đánh mà không ai lên tiếng

Trong vài ngày gần đây, chia sẻ trên diễn dàn du học sinh Việt Nam tại Úc câu chuyện một thanh niên Việt Nam bị hai côn đồ Phi Châu lao vào tấn công tới tấp và cướp tai nghe, túi xách tại ga xe lửa Sunshine vào ngày 27/4/2019.

Theo cô, toàn bộ cảnh tấn công đều được camera tại ga ghi hình trực tiếp. Sự việc đã được trình báo với cảnh sát Sunshine và đang được điều tra. Câu chuyện này khiến nhiều người phẫn nộ khi cảnh sát Sunshine cho rằng thanh niên này có thể bị các thiếu niên hư hỏng bắt nạt, trong khi theo các nhân chứng đây là một vụ tấn công, cướp giật.
Câu chuyện một thanh niên Việt Nam bị 2 côn đồ Phi Châu lao vào tấn công tới tấp và cướp tai nghe, túi xách tại ga xe lửa Sunshine
Câu chuyện một thanh niên Việt Nam bị 2 côn đồ Phi Châu lao vào tấn công tới tấp và cướp tai nghe, túi xách tại ga xe lửa Sunshine
Điều này đặt ra câu hỏi về dự an toàn của di dân, cộng đồng người Việt vốn sinh sống lâu đời tại Sunshine và các khu vực lân cận.

Khi câu chuyện được chia sẻ trên diễn đàn, nhiều nạn nhân người Việt đã chia sẻ lại các câu chuyện tương tự như bị các băng đảng thanh thiếu niên xin đểu, tấn công, bắt nạt, hoặc theo dõi xung quanh khu vực trạm xe lửa Sunshine.

Thu Nguyễn, một sinh viên đang sống ở Sunshine kể lại câu chuyện cô từng bị các thanh niên gốc Phi trêu ghẹo, rình rập.

“Khi mình vừa xuống xe lửa thì bị một nhóm thanh niên Châu Phi đi theo rình rập. Chúng còn sử dụng lời lẽ thô tục. Mình ráng chạy thật nhanh đến chỗ đông người thì chúng chạy theo, đằng sau còn cười đùa.

Mình vô cùng khiếp sợ, bèn gọi điện cho người nhà và để loa ngoài thật to.

Bọn chúng còn xin tiền nữa. Các bạn ở cùng nhà với mình cũng đã gặp tình huống tương tự.

Mặc dù chúng chưa kịp làm gì, nhưng việc đi theo kè kè như vậy gây áp đảo tâm lý rất nhiều.

Lúc đó không có cảnh sát. Cảnh sát chỉ đứng gần đường ray xe lửa thôi. Mình có báo cảnh sát thì họ cũng chỉ trấn an và dặn phải đi thành nhóm đông người”.
“Người Việt của mình nhỏ con. Khi gặp chuyện bất bình lại không dám lên tiếng, lúc nào cũng bỏ qua, không báo cho cảnh sát nên thường bị bắt nạt hoặc tấn công. Khi con có chuyện mất mát, về nhà thì cha mẹ bảo thôi bỏ qua, kệ đi, lần sau tránh ra." Bác sĩ Phan Đình Hiệp

Người Việt yếu thế và ngại va chạm

Theo thì người Việt vốn nhỏ con, lại có tâm lý dĩ hòa vi quý, tránh đụng chạm, muốn bình an và xem trọng chuyện làm hòa, nên có thể trở thành đối tượng dễ bị bắt nạt hay uy  hiếp.

“Người Việt của mình nhỏ con. Khi gặp chuyện bất bình lại không dám lên tiếng, lúc nào cũng bỏ qua, không báo cho cảnh sát nên thường bị bắt nạt hoặc tấn công. Khi con có chuyện mất mát, về nhà thì cha mẹ bảo thôi bỏ qua, kệ đi, lần sau tránh ra.

Một số bạn trẻ khi nghe thấy có ẩu đả, va chạm ở Sunshine thì rủ nhau chuyển nhà đi chỗ khác. Tâm lý trốn tránh, ích kỷ, không có tinh thần tập thể khiến chúng ta yếu thế.  Nếu chúng ta đồng lòng lại với nhau thì sẽ khác.

Chúng ta không đấu tranh đòi quyền lợi xứng đáng cho bản thân, mà chỉ muốn chạy đi thôi. Đó là cơ hội cho kẻ xấu”.

Bác sĩ gia đình Phan Đình Hiệp, một người quan tâm đến chuyện cộng đồng, cho rằng đã đến lúc người Việt phải cất tiếng nói, yêu cầu an ninh cho khu vực mình đang sống.

“Người Việt của mình , kể cả ở đây lâu, hay mới đến, du học sinh hay cộng đồng cũng nên thực hiện một cuộc tuần hành để kêu gọi các thanh thiếu niên gốc Phi thượng tôn luật pháp.

Chúng ta làm điều này không chỉ vì bản thân, mà còn vì con em chúng ta nữa. Một khi băng đảng gốc Phi ngày càng phát triển, chúng sẽ đe dọa sự bình an của cộng đồng".
"Khi mình vừa xuống xe lửa thì bị một nhóm thanh niên Châu Phi đi theo rình rập. Chúng còn sử dụng lời lẽ thô tục. Mình ráng chạy thật nhanh đến chỗ đông người thì chúng chạy theo, đằng sau còn cười đùa". Nạn nhân Thu Ng chia sẻ
Bác sĩ Hiệp cho một cuộc tuần hành tại Melbourne có thể tạo phản ứng mạnh mẽ với truyền thông, đòi hỏi quyền lợi cho cộng đồng người Việt và con cháu của chúng ta, cũng như góp phần xây dựng một xã hội Úc hài hòa, tôn trọng luật pháp.

“Trước đây chúng ta từng đi biểu tình chống Formosa, luật đặc khu kinh tế ở Việt Nam, thì tại sao an ninh cho chính cuộc sống của chúng ta tại Úc lại không được xem trọng”, bác sĩ Hiệp đặt câu hỏi.

Cộng đồng đã từng biểu tình đòi miễn phí đậu xe ở Footscray và thành công. Chuyện này có thể có kết quả tích cực như vậy”.

Tuần hành và thu thập chứng cứ cho thỉnh nguyện thư

Cộng đồng gốc Phi vốn khẳng định bản thân mình là thành phần dễ tổn thương, luôn bị kỳ thị, vậy những cuộc biểu tình như vậy có bị quy chụp là kỳ thị, phân biệt sắc tộc? Trả lời câu hỏi này của SBS, bác sĩ Phan Đình Hiệp cho rằng “chúng ta có chứng cứ được thu thập, lên tiếng cho an ninh của cộng đồng, đòi hỏi sự tôn trọng luật pháp, chứ không phải nhắm vào sắc tộc”.

Ông Hiệp cũng kêu gọi các bạn trẻ tránh việc xô xát, sử dụng các tài khoản ảo để công kích và gây chia rẽ trong cộng đồng.

Trước đó vài tháng, 6 người trẻ tuổi gốc Phi đã đột nhập vào nhà dân trên đường Fabian Court - vùng Maribyrnong để cướp tài sản.
Chủ nhà là ông Kevin Nguyen, 53 tuổi đã dùng gậy đánh golf để phòng vệ và đánh vào một trong số kẻ đột nhập. Ông bị chúng nện lại vào đầu, dẫn đến chấn thương khá nặng. Cảnh sát cho rằng những kẻ đột nhập muốn lấy đi chiếc Mercedes của gia đình này.
Kêu gọi thỉnh nguyện thư tới các nghị sĩ gốc Việt
Kêu gọi thỉnh nguyện thư tới các nghị sĩ gốc Việt
Anh Hải Nguyễn, một người Việt sống ở miền Đông Melbourne cho rằng: “Sự việc này diễn ra từ nhiều năm, nhưng không có ai lên tiếng”. Anh kêu gọi cộng đồng cùng viết thỉnh nguyện thư cho các thượng nghị sĩ gốc Việt hoặc đại diện cho người Việt tại các nơi mình sinh sống để thể hiện mối lo ngại về an ninh.

Share