Thế nhưng với những công dân nhập cư không biết tiếng Anh thì việc hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử của mình có vẻ như có chút khó khăn.
READ MORE
Bầu cử Liên bang 2016
Chỉ còn chưa tới hai tháng nữa là đến ngày dân Úc đi bầu cử, Ủy ban bầu cử Australian Electoral Commission (AEC) thương mến nhắc toàn thể dân Úc là quý bà con đã đăng ký cử tri chưa?
Tất cả các công dân mang quốc tịch Úc từ nay đến lúc 8pm ngày thứ Hai 23 tháng Năm để kiểm tra xem mình đã có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu chưa nhất là đối với những ai vừa đến tuổi hay vừa vô quốc tịch lần đầu tiên đi bầu.
A-E-C cho biết cho đến thời điểm này thì vẫn còn có đến gần nữa triệu công dân Úc chưa đăng ký tên mình trong danh sách cử tri.
Joe Caputo là chủ tịch của Hội đồng các cộng đồng dân tộc Liên Bang - Federation of Ethnic Communities' Council of Australia (FECCA), ông tin rằng phần lớn số tên chưa đăng ký này là những người nhập cư mới vào quốc tịch.
Ông nói trong khi có thể họ rất muốn tham gia đi bầu nhưng họ không biết làm cách nào để tham gia.
"Tôi nghĩ một phần là do họ không biết đi đến đâu hay là do thiếu những thông tin cần thiết."
"Tôi tin phần lớn mọi người một khi biết là họ có tên để đi bỏ phiếu thì họ chắc chắn sẽ đi để tham gia vào bầu cử dân chủ."
"Trước đây việc bầu cử Thượng viện hay các khu vực khác khá rắc nhưng giờ hệ thống đã được cải tiến và đây là lúc là Ủy ban bầu cử quốc gia tăng cường phổ biến thông tin bầu cử đến công chúng để bảo đãm rằng không ai trong số những công dân của chúng ta không đi bầu cử."
Tất cả các công dân mang quốc tịch Úc có đủ thời gian từ nay đến lúc 8pm ngày thứ Hai 23 tháng Năm để kiểm tra xem mình đã có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu chưa
Giám đốc điều hành Hội đồng Đa Văn Hóa Tasmania, Anna Reynolds, đồng ý rằng có nhiuề công dân Úc mới rất muốn đi bầu nhưng những thông tin hiện nay về các bước tham gia bầu cử vẫn còn chưa hiệu quả.
"Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy những người mới gia nhập quốc tịch hiểu rằng bỏ phiếu là một trong những quyền lợi của công dân."
"Đi bầu cử dân chủ là một hoạt động khá phấn khởi và cũng không kém phần bối rối và một số không phân biệt được sự khác nhau giữa bầu cử Liên bang và tiểu bang, khác nhau giữa Thượng viện và Hạ viện, và giới hạn quyền lực của mỗi viện như thế nào."
"Tôi nghĩ đó là những việc cần làm trong giáo dục công dân mới."
"Chúng tôi mong muốn làm nhiều hơn nữa với các thành viên của chúng tôi để giúp họ hiểu về hệ thống bầu cử ở Úc nhưng chúng tôi không có nguồn lực đẻ làm điều đó."
Phát ngôn nhân của Ủy ban bầu cử là Phil Diak nói có nhiều các dịch vụ sử dụng các ngôn ngữ khác nhau cho dân chúng hiểu về bầu cử.
Ông nói hệ thống cố gắng làm sao cho nó càng đơn giản càng dễ hiểu càng tốt.
"Ủy ban bầu cử quốc gia AEC vẫn quan tâm đến những công dân trẻ không hiểu là các em đến tuổi đi bầu đã đăng ký tên vào danh sách cử tri hay chưa."
"Nên nhớ rằng đi bầu cử là bắt buộc và nó cũng dễ dàng thôi."
"Những người mới nhập tịch có thể đã đăng ký tên vào danh sách cử tri khi họ nhập tịch, thế nhưng họ cũng phải bảo đãm rằng họ đã đăng ký đúng để bỏ phiếu."
"Nếu các bạn không chắc chắn thì tốt hơn hết nên vào trang mạng của AEC, các thông tin ở đó có các ngôn ngữ khác nhau hay bạn có thể wgoi cho AEC qua dịch vụ thông dịch viên."
Tuy nhiên Joe Caputo từ FECCA sẽ vô nghĩa nếu như ngừoi dân những điều này không đến được với ngừoi dân.
"Trừ phi thông điệp này đến được tay của dân thì họ biết mình nên làm thế nào."
"Rằng có thắc mắc thì vào trang mạng hay gọi đến Ủy ban bầu cử sẽ có ba cách goi điên thoại trong đó có cách sử dụng thông dịch viên cho những người không biết tiếng Anh , nếu thông tin này không đến được tới họ thì cũng vô ích mà thôi."
"Ủy ban cần phải đưa những thông tin này đến từng cộng đồng, từng người và cho họ thấy rằng anh có mặt ở đó"
"Và có cả trăm phương ngàn cách để làm thông qua các cộng đồng địa phương, thông báo trên báo địa phương theo từng ngôn ngữ, giới thiệu trên các chương trình phát thanh ngôn ngữ, và bằng nhiều cách nhiều phương tiện khác nhau thì như vậy anh mới mong thông tin mình đến được với đại đa số mọi người."