Những tổ chức từ thiện đã hoạt động bằng tiền mặt trong 20 năm qua, nhưng, giờ đây, The Big Issue là tổ chức từ thiện mới nhất tham gia cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Các địa điểm Big Issue trên khắp đất nước đã tung ra công nghệ "tap and go" (công nghệ thanh toán bằng thẻ điện tử) vào thứ Sáu (2/11) trong nỗ lực gia nhập vào sự phát triển của xã hội giảm sử dụng tiền mặt của Úc.
Một địa điểm ở Melbourne điều hành bởi cô Cheryl . Bà nói rằng bà đã bán tạp chí gây quỹ từ thiện trong hơn 10 năm.
Nhưng bà cho biết doanh số bán hàng đã giảm đáng kể vì rất nhiều người không còn mang tiền mặt nữa.
"Doanh số đã tụt giảm đáng kể, bởi vì, hồi tôi mới bắt đầu, tôi có thể bán, khoảng 25 tạp chí trong một ngày. Nhưng còn bây giờ, thi thoảng lắm tôi mới có thể bán được 10, 15 cuốn. Bởi vì rất nhiều người đến rồi bỏ đi , họ nói " Ồ, xem này, tôi không có tiền mặt.
Giờ đây, Cheryl sẽ đeo một máy tiện ích kỹ thuật số ở cổ nơi khách hàng có thể chạm và thanh toán bằng ứng dụng điện thoại di động.
Bà cho biết công nghệ sẽ thay đổi công việc kinh doanh của mình cho tương lai.
"Tôi hy vọng tất cả chúng tôi sẽ kiếm được nhiều tiền để chúng tôi không chỉ có một Giáng sinh tuyệt vời mà những năm tiếp theo tình hình kinh doanh của chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện."
Chuyến tiếp sang nền kinh tế kỹ thuật số đã trở thành bước tiến thiết yếu với những người lao động nhận lương bằng tiền mặt vì sự sụt giảm đáng kể số lượng người sử dụng tiền mặt.
Trong năm 2007, 70 phần trăm người Úc nhận thanh toán lương bằng tiền mặt, nhưng, đến năm 2016, con số đó đã giảm xuống dưới 40 phần trăm.
Rút tiền máy ATM cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm.
Salvation Army là một trong những tổ chức đầu tiên tiên phong trong việc thực hiện công nghệ mới.
Người quản lý gây quỹ cộng đồng Andrew Hill cho biết các thiết bị thanh toán bằng thẻ đã giúp Salvation Army nhận được quyên góp hơn 7 triệu đô la.
"Mọi người đi đến các quầy thu quỹ của chúng tôi, và họ thường làm hành động mà chúng tôi gọi là 'Aussie haka', họ chạm vào túi của mình để ra dấu là họ không có đồng xu hoặc tiển lẻ. Bây giờ chúng tôi đã có thể nói rằng " Ổn thôi, chúng tôi đã có thiết bị chạm thẻ điện tử."
Nhưng ông Hill nói việc giới thiệu công nghệ mới này không phải là không có những thách thức.
"Tôi nghĩ nó sẽ là một thách thức đối với các tình nguyện viên và nhân viên làm việc tiền tuyến của chúng tôi để làm quen với việc sử dụng các thiết bị chạm thẻ điện tử này. Chúng tôi đã hoạt động theo cách truyền thông gần 50 năm qua. Vậy nên để truyền đạt cho họ sẽ là phần khó khăn nhất."
Nhiều nhà tài trợ cũng do dự.
"Sự thay đổi tiếp theo là truyền đạt với công chúng Úc rằng đây là một cách hợp pháp để đóng góp cho nhóm Salvation Army , những người mà trước giờ họ đã quen với việc đưa tiền lẻ. "
Một nghiên cứu của Văn phòng Thuế Úc Châu cho thấy bốn trong năm người Úc hiện nay thích sử dụng thẻ của họ hơn các giao dịch trực tiếp, vì vậy không chỉ có các tổ chức từ thiện phải thay đổi.
Nhà ảo thuật biểu diễn đường phố Jordy Doust thường biểu diễn và đặt mũ để nhận tiền mặt từ khán giả.
Nhưng sau khi ngày càng có nhiều người đưa tay và nói họ không có tiền mặt, ông đã chọn sự dụng thiết bị thanh toán thẻ.
"Ban đầu tôi đã đến ngân hàng, và sau đó tôi thấy họ đang quảng cáo các máy EFTPOS cho các doanh nghiệp nhỏ ví dụ như quán cà phê và những thứ tương tự. Và tôi chợt nghĩ rằng 'À, mình cũng là doanh nghiệp nhỏ này. Mình cũng có thể làm như vậy.' Và rồi tôi lấy một chiếc EFTPOS nhỏ trong số đó và sử dụng nó cho đến giờ."
Ông Doust đã sử dụng hệ thống này một vài năm nay và đã thấy thu nhập của mình tăng lên.
Nhưng ông nói rằng một số người vẫn hoài nghi về công nghệ và đặt câu hỏi liệu ông có phải là một nghệ sĩ lừa đảo hay không.
"Một vài người nghĩ rằng tôi chắc đang làm điều gì đó không đáng tin. Vâng, bạn luôn gặp vài người như thế. Nhưng không quá nhiều người đa nghi như vậy."
Trong khi một số nhà phân tích tin rằng Úc sẽ không có tiền mặt vào năm 2020, Giáo sư Steve Worthington của Đại học Swinburne cho biết mọi người vẫn tin tưởng vào ý nghĩa của tiền mặt.
"Tiền mặt của Úc được công nhận xếp hạng 3-A, là loại tiền mặt được chấp nhận gần như ở khắp mọi nơi, và nó có tính xác thực. Tôi có thể chạm vào tờ tiền, tôi có thể cảm nhận được đồng tiền xu. Chúng là những thứ mang giá trị vật thể mà chúng ta có thể cảm nhận được.Vậy nên thứ hạng 3A đó, tôi nghĩ ,sẽ giữ cho tiền mặt tồn tại thêm một thời gian khá dài."
Trong khi đất nước có thể không từ bỏ hoàn toàn tiền mặt, Giáo sư Worthington nói rằng ông đồng ý rằng người Úc sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều hơn vào các giao dịch bằng thẻ.
"Tôi nghĩ đó là nỗi sợ dai dẳng với những người lớn tuổi. Nhưng, khi chúng ta tiến hành thay đổi, chúng ta sử dụng thẻ ngày càng nhiều trong mọi tình huống. Ngay cả trong phương tiện giao thông công cộng, chúng ta dùng Myki ở Melbourne. Vì vậy, sử dụng những thẻ này ngày càng trở nên có ích , ngày càng được chấp nhận, chúng ta đang trở nên phụ thuộc vào chúng. Và chúng an toàn."
Giáo sư Worthington nói, mọi tổ chức từ thiện đều phải có những sự truyền đạt thông tin.
"Đó là cách mà các tổ chức từ thiện sẽ phải chuyển đổi để làm cho bản thân họ dễ tiếp cận hơn với những người muốn quyên tặng tại chỗ, như trước đây người ta vẫn làm."