Thị trấn vùng quê Wilcania đã từng bị khủng hoảng về nhà cửa, khi làn sóng dịch bệnh COVID-19 mới nhất xảy ra tại đây.
Với chỉ có một khách sạn để cư trú tạm thời, nên việc cách ly và các đòi hỏi liên quan đến việc nầy hầu như không thể thực hiện được cho người dân địa phương.
Bà Mary Ronayne, Giám đốc về Văn hóa và Cộng đồng tại Ngôi Nhà An toàn ở Wilcania, ra điều trần trước Quốc Hội New South Wales rằng, các tổ chức địa phương đã nhiều lần báo động chính phủ về những chuyện nầy.
“Tại bất cứ nhà nào có 10 người hay hơn nữa cần được cách ly, thì chẳng có nơi nào chúng tôi có thể tạo sự cách ly cho họ".
'Tại Wilcania và tôi đã lưu ý chuyện nầy trước đây, chúng ta có các ngôi nhà chính phủ, nhà của cảnh sát và các căn hộ cho giáo chức bị bỏ trống và chẳng có người ở trong một thời gian dài".
'Chúng ta có giải pháp tại chỗ, thế nhưng những nhà hoạch định chính sách cũng như những người chúng tôi phải tiếp xúc, chẳng ai đến họp cả. Họ chẳng muốn nghe các phương cách mà chúng tôi đề nghị”, Mary Ronayne.
Trong khi đó, bà Monica Kerwin Whyman là cư dân tại Wilcania và thuộc bộ tộc Barkindji cho biết, các tổ chức của người Thổ Dân cũng cố gắng tham gia trong việc hoạch định chính sách của chính phủ, tuy nhiên mức độ thành công rất giới hạn.
“Chúng tôi chỉ muốn tham dự trong các giải pháp tại đây".
'Quí vị biết bất cứ phương cách tốt đẹp nào hơn, là có những người địa phương sống trong cộng đồng và trong những hoàn cảnh vốn luôn đông nghẹt, sẽ là một phần của giải pháp".
"Thế nhưng đó là một đường lối từ trên phán xuống và đó là một cách thức sai lầm, đặc biệt từ chính phủ cho người Thổ Dân tại đây”, Monica Kerwin Whyman.
Cuộc điều tra của Quốc Hội cũng nghe chuyện 5 ngàn công nhân thuộc Khu vực Y tế Thổ Dân không được tham vấn trong luật lệ về y tế công cộng, theo đó những nhân viên y tế ở tuyến đầu sẽ được chủng ngừa trước tháng 10.
Ông Peter Malouf, giám đốc điều hành tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và Y tế Thổ Dân đặt câu hỏi, tại sao nhiều chuyện thêm nữa không được thực hiện.
“Chúng tôi hiện làm việc với các cộng đồng và luôn chăm sóc cho mọi người tại chỗ, thì tại sao lại bỏ rơi chúng tôi trong qui định đặc biệt nầy?”, Peter Malouf.
Ông cho biết, chính phủ tiểu bang vẫn giữ im lặng cho đến 2 năm qua.
“Chúng ta hiện tiến vào giữa tháng 9 và năm thứ hai của mùa đại dịch, thế nhưng Bộ Trưởng y tế và Cố vấn Trưởng Y tế chẳng ngồi xuống nói chuyện với các tổ chức y tế thí dụ về sự đáp ứng với COVID-19, chuyện đó không hề xảy ra hay sao?”, một ký giả.
“Chuyện đó chưa hề xảy ra chút nào”, Peter Malouf.
“Quả là đáng kinh ngạc”.
Ông Malouf cho rằng, tình trạng thiếu tiếng nói của người Thổ Dân trong các quyết định về COVID-19, tạo nên tổn thất lớn lao cho các cộng đồng.
"Quí vị hiện đối phó với cơn khủng hoảng trong một môi trường đầy biến động, và những gì xảy ra ở miền tây New South Wales, là quí vị có những người sống trong các khu vực y tế hiện được quản lý, họ tin rằng việc quản lý khủng hoảng COVID-19 đầy đủ và không cần bất cứ sự tham vấn nào".
"Thực sự chẳng có tổ chức y tế cộng đồng Thổ Dân nào được hỏi đến, về phản ứng trong lãnh vực y tế công cộng".
'Chẳng được ngồi vào bàn để thảo luận về việc chế ngự và hỗ trợ trước mức độ gia tăng các ca nhiễm, thì chuyện nầy quả hết sức thất vọng”, Peter Malouf.
"Chuyện đó chẳng có gì cả và chẳng đủ đâu là đâu hết”, Mary Ronayne.
Trong khi đó, chính phủ tiểu bang thừa nhận rằng mọi chuyện có thể được thực hiện tốt đẹp hơn.
Bà Lillian Gordon, người đứng đầu về Thổ Dân sự vụ cho biết, mọi chuyện không diễn ra như họ mong đợi.
“Ngành Thổ Dân sự vụ hiện hoạt động, để bảo đảm tiếng nói và kinh nghiệm của các cộng đồng Thổ Dân, là trung tâm của sự đáp ứng với COVID-19".
"Chúng tôi biết phản ứng của biến chủng Delta, không diễn ra như chúng ta đã hy vọng”, Lillian Gordon.
Trong khi tiểu bang vạch ra một lộ trình thoát khỏi đại dịch, bà Mary Ronayne nói rằng cư dân địa phương lo sợ họ sẽ gặp nhiều khó khăn một khi cơn khủng hoảng về COVID-19 kết thúc.
“Một khi họ rời khỏi đây, chúng tôi lại rơi vào tình trạng cũ, mèo lại hoàn mèo".
"Chúng tôi lại phải lệ thuộc vào một motel, cũng như nơi tạm trú trong khủng hoảng mà tổ chức Safe House cung cấp".
"Hoạt động chính yếu của chúng tôi là bạo hành trong gia đình và vô gia cư, chứ không phải đối phó với COVID-19".
"Chuyện đó chẳng có gì cả và chẳng đủ đâu là đâu hết”, Mary Ronayne.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại