Bà Durga Owen là một giảng viên tại đại học miền tây Sydney, thế nhưng hiện nay bà đang giúp giao nhận các gói thực phẩm cho những người đang cần đến.
“Việc đó có nghĩa là chúng tôi phải mang khẩu trang khi đến đó, mua hàng cho mọi người, rồi sau đó để trước cửa nhà họ".
"Chúng tôi liên lạc bằng điện thoại và internet cũng như cố gắng có mặt tại đó".
"Chúng tôi không muốn ai bị bỏ quên, không ai bị đói hay cảm thấy lẻ loi qua thời gian phong tỏa tại khu vực nầy”, Durga Owen.
Bà là một thiện nguyện viên cho Dịch vụ Chăm sóc Cộng đồng Seven Hills và là một trong số ngày càng đông người dân địa phương bỏ thời giờ để đáp ứng với nhu cầu ngày càng gia tăng về việc trợ giúp thực phẩm.
Việc giao hàng không cần tiếp xúc trực tiếp khi bà để gói quà trước nhà, gõ cửa và ra về.
“Rất nhiều gia đình người tỵ nạn với visa bắc cầu nên không đủ điều kiện nhận được trợ cấp của chính phủ".
"Vì vậy khi họ mất việc, thì không thể được trả tiền nghỉ bệnh hay nghỉ thường niên hoặc bất cứ thứ nào khác vì họ chỉ là công việc bán thời”, Durga Owen.
Một trong những người chờ đợi để nhận được gói quà hôm nay là Majana, vừa mất công việc bán thời trong lãnh vực bán lẻ.
Là một sinh viên quốc tế, cô không thể nhận được trợ giúp từ chính phủ.
“Tình hình ngày càng khó khăn vì chúng ta chẳng biết được khi nào vụ phong tỏa chấm dứt và các chi tiêu của chúng ta vẫn tiếp tục, trong khi chẳng được trợ giúp gì từ Centrelink”, Majana.
Hộp quà miễn phí bao gồm rau trái, pasta cũng như các vật dụng vệ sinh và những thứ cần thiết khác.
Cô cho biết, không có gói quà nầy cô sẽ không đủ tiền trả tiền thuê phòng.
“Họ giao các thực phẩm bổ dưỡng và những thứ cần thiết cho cuộc sống, chúng tôi nhận được trứng, sữa và mọi thứ đủ cho tôi sống sót trong một tuần lễ, dĩ nhiên là tiết kiệm tiền bạc cho tôi thay vì chi tiêu cho những thứ nầy, để có tiền trả tiền thuê phòng”, Majana.
Có 9 khu vực chính quyền địa phương tại miền tây và tây nam Sydney hiện bị phong tỏa với Penrith được thêm vào danh sách hôm chủ nhật.
Các cư dân tại các khu vực nói trên không thể đi làm trừ khi họ được phép.
Dân biểu Lakemba là ông Jihad Dib cho biết, do lực lượng lao động tại đây phần lớn là thợ thuyền hay buôn bán, cho nên đối với đa số làm việc từ nhà không thể thực hiện.
“Dĩ nhiên hậu quả của việc nầy là mọi người đều thấy thu nhập của họ giảm sụt hết sức đáng kể".
"Hàng ngày tôi nhận được nhiều cú gọi điện thoại từ những người gặp khó khăn về tài chính và họ thực sự phải phấn đấu và quả thật khó khăn cho họ".
"Những nhu cầu căn bản cần phải thỏa mãn để được yên lòng, đó là những chuyện mà mọi người thực sự lo ngại”, Jihad Dib.
Ông cho biết rào cản ngôn ngữ và giao tiếp cũng là một trở ngại cho các gia đình di dân khi họ cần đến sự giúp đỡ.
Ông cho biết ông cảm kích trước những nỗ lực nhằm chắc chắn rằng những người gặp rủi ro nhất sẽ nhận được sự giúp đỡ mà họ cần đến.
“Những người không thể đi làm đã tình nguyện đóng gói các gói quà nầy, đó là tinh thần thiện nguyện trong chúng tôi để vượt qua và đây là một điều quan trọng".
"Nguy cơ lớn nhất ở đây là khi nhiều người có thể ngã gục trong tình hình nầy, điều đó không phải do cộng đồng hay các tổ chức cộng đồng cũng như các tổ chức từ thiện, mà do con số nhu cầu thực sự sự là quá lớn lao”, Jihad Dib.
“Cộng đồng nầy luôn chăm sóc lẫn nhau và tôi đã là một người nhận trong quá khứ, rồi nay tôi giúp đỡ những người khác đang cần đến, đơn giản là như vậy mà thôi”, Durga Owen.
Được biết ngân hàng thực phẩm từ thiện cũng phân phối các phần quà đến các khu vực và các tổ chức từ thiện địa phương khác.
Chủ tịch của Foodbank tại New South Wales và ACT là ông John Robertson cho biết, nhu cầu gia tăng hiện là thử thách lớn lao.
“Chúng tôi đóng gói khoảng 2500 gói quà mỗi ngày trong kho và chuyển đến những người cần đến".
'Chúng tôi đôi khi đã được xét nghiệm khi hoạt động trong dây chuyền cung cấp, để gởi đến các tổ chức từ thiện của chúng tôi”, John Robertson.
Ông nói rằng, các đơn đặt hàng dường như ngày càng gia tăng trong những tuần lễ sắp tới, với việc phong tỏa cho thấy nhiều gia đình đối mặt với cơn khủng hoảng lần đầu tiên.
“Mọi người không bao giờ nghĩ đến hoàn cảnh hiện nay, họ bất ngờ nhận ra rằng nếu họ muốn giữ được nhà hay điện năng phải lệ thuộc vào những trợ giúp".
"Thế nhưng khi quí vị cắt giảm mọi thứ trong túi tiền của mình, thì đáng buồn thay thực phẩm là những thứ mà họ muốn giảm bớt".
"Có những gia đình chỉ còn ăn một hay hai bữa mỗi ngày, hoặc chẳng có thực phẩm nào trong một thời điểm đặc biệt trong tuần”, John Robertson.
Foodbank cũng cung cấp khẩu trang, nước tẫy khuẩn và thông tin y tế bằng nhiều thứ tiếng bên trong các gói quà để giúp cho các gia đình chống lại sự lây lan của virus.
Thế nhưng ông Robertson cho rằng, ngay cà khi mức độ lây nhiễm giảm sụt và việc phong tỏa được giảm bớt, ông nghĩ mức cầu cao về việc trợ giúp vẫn còn trong một thời gian.
“Chúng tôi tiên đoán việc nầy sẽ kéo dài trong một thời gian và khi các biện pháp phong tỏa được giảm bớt, chẳng có chuyện quay trở lại ngay lập tức và mọi biện pháp trở lại bình thường”, John Robertson.
Còn bà Kirsty Parkes là người sáng lập tổ chức từ thiện Community Cafe, hiện điều hành một cửa hàng nhỏ tại khu ngoại ô Liverpool.
Bà cho biết với đủ loại ngôn ngữ và tôn giáo trong vùng, các nhóm như của bà hiện cố gắng để chắc chắn rằng mọi người được quan tâm đến.
“Một bà ở địa phương luôn ăn chay và có hai con nhỏ, vì vậy chúng tôi tìm cách giúp bà có được nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt".
"Những gì chúng tôi làm như đã nói là một gói quà mỗi ngày, chẳng có thịt nguội hay các sản phẩm tương tự".
"Chúng tôi không thể luôn luôn kiếm được thực phẩm halal tức dành cho tín đồ Hồi Giáo, thế nhưng chúng tôi luôn luôn để ý chuyện nầy".
"Chúng tôi cố gắng hết sức để đạt được nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi người”, Kirsty Parkes.
Trong khi đó, Amar Singh là một chủ doanh nghiệp địa phương khi công ty xe tải của ông phải nằm yên một chỗ, do các hạn chế trong việc phong tỏa hiện nay.
Ông hiện dành hầu hết thời gian để làm thiện nguyện tại một tổ chức từ thiện địa phương của người Sikh mà ông đồng sáng lập có tên là Turbans for Australia.
“Nhu cầu hiện vượt quá khả năng và chúng tôi tìm cách phục vụ cho các yêu cầu mà chúng tôi nhận được hai hay ba ngày, bởi vì cần phải mất thời gian để kiếm thực phẩm và có những người tình nguyện để đóng gói để giao các gói quà đó”, Amar Singh.
Trong khi biến chủng Delta lây nhiễm rộng trong cộng đồng, việc phân phát cũng phải theo các thủ tục nghiêm ngặt để mang đến cho những người không được ra khỏi nhà.
Ông cho biết việc không tiếp xúc trực tiếp bảo đảm là chẳng có ai bị bỏ sót.
“Phần lớn việc giao hàng của chúng tôi là đến nhà mọi người, bao gồm những người bị cách ly hay một người trong những gia đình của họ".
'Vì vậy chúng tôi cung cấp các gói quà thẳng đến cửa nhà họ”, Amar Singh.
Lệnh phong tỏa nầy kéo dài bao lâu thì chẳng ai biết được.
Thế nhưng tình nguyện viên Durga Owen nói rằng, mục tiêu hiện nay là chắc chắn rằng mọi người sẽ vượt qua và khuyến khích bất cứ ai gặp khó khăn, hãy lên tiếng.
“Cộng đồng nầy luôn chăm sóc lẫn nhau và tôi đã là một người nhận trong quá khứ, rồi nay tôi giúp đỡ những người khác đang cần đến, đơn giản là như vậy mà thôi”, Durga Owen.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại