Những hỏa đài và các nghĩa trang đã tràn ngập các xác chết, trong khi các nhà quàng tiếp tục tồn đọng với các thi hài do coronavirus không được ai nhìn nhận.
Các tình nguyện viên tại Mumbai ở Ấn Độ đều chắc chắn rằng, mọi thi hài không được nhìn nhận đều được mai táng theo lễ nghi xứng đáng.
Ông Iqbak Mamdani là một trong những người tình nguyện nói trên.
“Trong thời gian từ 2020 đến nay, toán của chúng tôi đã an táng khoảng 1300 thi hài không được thừa nhận".
"Trong số nầy có hơn 800 là người không phải Hồi Giáo và khoảng 500 là tín đồ của đạo nầy".
"Hôm nay chúng tôi mới chôn cất 5 thi thể không ai nhận, 4 là người theo Ấn Độ giáo được hoả táng và một người theo Thiên Chúa Giáo mà chúng tôi phải chôn cất”, Iqbak Mamdani.
Trong khi đó tại Anh quốc, Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock thúc giục người dân đi chủng ngừa, trước sự lây lan nhanh chóng của biến chủng được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ.
Lời kêu gọi của ông diễn ra trước kế hoạch nhằm giảm bớt việc phong tỏa còn lại tại nước Anh vào tháng tới.
“Lòng tin của chúng tôi ngày càng gia tăng do vắc xin hữu hiệu chống lại virus".
"Điều đó có nghĩa là chiến thuật cuả chúng tôi đã đúng, khi cẩn thận thay thế các hạn chế do dịch bệnh bằng sự bảo vệ của vắc xin".
"Điều nầy ngày càng quan trọng hơn, khi mọi người đều chủng ngừa với vắc xin chống COVID-19”, Matt Hancock.
Biến thể tại Ấn Độ được biết, lây lan nhanh chóng hơn các loại virus khác.
Cố vấn Y tế là ông Jonathan Van Tam cho biết, người ta cho rằng nó ở giữa từ mức độ vài phần trăm cho đến 50 phần trăm, xét về việc lây nhiễm.
“Tôi nghĩ hầu hết mọi người cảm thấy nó sẽ ở đâu đó ở giữa hơn là ở cực của khoảng đó, nhưng vẫn còn quá sớm".
"Ước tính tốt nhất mà tôi thực sự có thể cung cấp, là dữ liệu sẽ bắt đầu ổn định vào tuần tới và tôi nghĩ rằng tuần tới sẽ là lần đầu tiên, chúng ta có một loạt các vụ tiêm chủng về biến chủng có khả năng gia tăng việc lây nhiễm”, Jonathan Van Tam.
Trong khi đó tại Pháp, các cửa hàng bán lẻ hàng hoá không thiết yếu như cửa hàng bách hóa đã mở cửa lại lần đầu tiên sau 6 tuần lễ, khi quốc gia nầy dần dần mở cửa lại sau lần phong tỏa toàn quốc thứ ba.
Một phụ nữ tại Paris cho biết bà vui mừng, khi có thể ngắm nhìn qua cửa kính các gian hàng cùng với những người đi mua sắm khác.
“Tôi không ngắm nhìn qua cửa kính cùa các cửa hiệu hơn một tháng rồi, ngay cả chuyện chẳng mua gì cả, thế nhưng chỉ để ngắm nhìn mọi người qua lại, thấy được các mặt hàng và cảm thấy liên lạc với thế giới bên ngoài”, một phụ nữ tại Paris.
'Vì vậy chúng tôi có thể lấy lại niềm tin của người dân về những gì họ nhận được tại cơ sở y tế của chúng tôi, là đúng thời hạn và an toàn”, Charles Mwansambo.
Còn Á Căn Đình báo cáo số ca nhiễm mới và tử vong kỷ lục, mặc dù gần 20% dân số của nước này đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin.
Bộ Y tế báo cáo thêm 745 ca tử vong và hơn 35 ngàn ca nhiễm mới, tại đất nước có khoảng 45 triệu dân này, trong khi có hơn 71 ngàn người đã chết vì COVID-19 ở nước nầy.
Á Căn Đình gần đây đã áp đặt lệnh giới nghiêm hàng đêm và đóng cửa các trường học.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Liên Mỹ đã bày tỏ lo ngại về các cuộc tấn công nhằm vào các cơ quan y tế ở Colombia, trong các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại chính phủ.
Giám đốc Carissa Etienne nói rằng, các cuộc tấn công đang làm giảm việc cung cấp thuốc men, oxy và các nguồn cung cấp quan trọng khác vốn đã hạn chế.
“Các vụ tấn công nầy khiến cho các nhân viên y tế không thể hoàn thành nhiệm vụ trong việc cứu mạng mọi người, đặc biệt là công việc hết sức quan trọng trong thời buổi đại dịch COVID-19”, Carissa Etienne.
Trong khi đó ở Malawi, gần 20 ngàn liều vắc xin AstraZeneca hết hạn đã được thiêu hủy.
Quyết định đốt vắc xin trước các phương tiện truyền thông được đưa ra, nhằm giảm bớt các quan ngại rằng những liều hết hạn đang được sử dụng ở quốc gia châu Phi này.
Bộ trưởng Y tế Malawi, bác sĩ Charles Mwansambo nói rằng đất nước cần khôi phục niềm tin của công chúng, vào việc chủng ngừa vắc xin.
“Ngay khi vắc-xin hết hạn, chúng tôi đã đưa chúng ra khỏi hệ thống dây chuyền lạnh để giữ chúng ở một nơi an toàn, thế nhưng vẫn có tin đồn rằng chúng tôi đang cho mọi người tiêm vắc xin hết hạn sử dụng".
"Một số người đã do dự khi đến các cơ sở của chúng tôi, vì họ nghĩ rằng họ sẽ được tiêm những loại vắc xin hết hạn này".
"Đó là lý do tại sao chúng tôi đã tiêu hủy, chúng tôi đã đốt những liều thuốc này một cách công khai để mọi người có thể biết".
'Vì vậy chúng tôi có thể lấy lại niềm tin của người dân về những gì họ nhận được tại cơ sở y tế của chúng tôi, là đúng thời hạn và an toàn”, Charles Mwansambo.
Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của quí vị, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại