Các hệ thống y tế trên thế giới bị căng thẳng quá nhiều do COVID-19

COVID-19 vaccination in Rostov-on-Don, Russia

COVID-19 vaccination in Rostov-on-Don, Russia Source: Getty Images

Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây căng thẳng cho nhiều hệ thống y tế trên khắp thế giới. Hiện tại áp lực hết sức mạnh mẽ diễn ra tại Afghanistan và Nga, cùng những quan ngại thêm nữa về các bệnh viện ở Âu Châu sẽ bị tràn ngập, khi lục địa nầy tiến gần hơn đến mùa cảm cúm.


Một phúc trình mới cho thấy tác động tổng hợp của đại dịch COVID-19, qua các cuộc xung đột và khủng hoảng kinh tế khiến hàng triệu người Afghanistan rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Hơn một nửa dân số nước nầy, khoảng 23 triệu người, đang lâm vào cảnh chết đói.

Đây là số người phải đối mặt với nạn đói cao nhất, mà Liên hiệp quốc ghi nhận trong mười năm qua.

Các khám phá được tiết lộ trong phúc trình mới nhất có tên là Phân loại Các Giai đoạn An ninh Lương thực.

Bà Mary-Ellen McGroarty là Giám đốc Quốc gia của Chương trình Lương thực Thế giới tại Afghanistan.

“Có 8 triệu rưỡi người hiện ở trong tình trạng được gọi là IPC4, tức là chỉ còn một bước nữa là bị đói".

'Có một cơn sóng thần các cơ cực, những khổ đau không thể tưởng và nạn đói kém gia tăng vượt ngoài sự kiểm soát tại Afghanistan, khiến cho hàng triệu người gồm trẻ em, phụ nữ rồi các gia đình trên khắp nước đến bờ vực của sự sống sót và đất nước nầy tiến đến chỗ có thể xảy ra rối loạn”, Mary-Ellen McGroarty.

Được biết Afghanistan báo cáo có 96 ca nhiễm mới và 5 người chết trong 24 giờ qua, trong khi chỉ có 3 phần trăm dân số được ước lượng là chủng ngừa đầy đủ.

Các con số nhiễm bệnh là nhỏ so với dân số đối với những nước khác, thế nhưng với các bệnh viện đã chịu nhiều áp lực, thì COVID-19 hiện tấn công hệ thống y tế đã lâm vào cuộc khủng hoảng.

Bà Marwa là y tá trưởng tại bệnh viện nhi đồng Indira Gandhi ở Kabul cho biết.

“Yêu cầu cuả chúng tôi là chính phủ hiện tại phải gia tăng con số nhân viên y tế, vì mỗi y tá thường chịu trách nhiệm cho khoảng 4 em hiện nay, do việc thiếu hụt nhân viên”, Marwa.

Trong khi đó Nga hiện vất vả, khi hệ thống y tế nước nầy tìm cách đối phó với đại dịch.

Nga ghi nhận hơn 35 ngàn ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày.

Các bác sĩ báo cáo về tình trạng đông nghẹt bệnh nhân và sự căng thẳng về nhân lực, bao gồm thiếu các bác sĩ và các sinh viên y khoa được yêu cầu đến để giúp đỡ.

Thủ Tướng Nga, ông Mikhail Mishustin cho biết áp lực hiện lan rộng khắp nước.

“Chúng tôi có thể thấy tình hình coronavirus hết sức nghiêm trọng trên khắp vùng miền ở Nga, với tỷ lệ bệnh tật rất cao".

"Có nhiều bệnh nhân có bệnh nặng trong các phòng ở bệnh viện, nhiều người chưa được chủng ngừa đúng lúc".

"Các bác sĩ hiện tranh giành mạng sống cho họ và điều quan trọng là đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng cao hơn".

"Không thể kềm chế sự lây lan của dịch bệnh mà không tiêm chủng”, Mikhail Mishustin.
"Tôi biết nhiều người chết vì COVID-19 chiếm hết một nghĩa trang, đó là lý do vì sao nên đi chủng ngừa”, Yelena Sedova.
Nga đã ra lệnh các nhà lãnh đạo địa phương gia tăng nỗ lực trong cuộc chiến chống lại COVID-19, khi số tử vong hàng ngày đạt mức kỷ lục lần thứ 6 trong 8 ngày liên tiếp.

Tổng Thống Vladimir Putin tuyên bố các nơi làm việc trên toàn quốc đóng cửa, từ ngày 30 tháng 10 cho đến ngày 7 tháng 11.

Việc gia tăng các ca nhiễm hiện khuyến khích một số cư dân Nga đi tiêm chủng, như Yelena Sedova ở Moscow.

“Các hạn chế đã được áp đặt từ năm rồi, khi chúng tôi có chuyện phong tỏa hồi năm 2020".

"Tuy nhiên việc nầy trước đây không thuyết phục tôi để đi chủng ngừa".

"Còn nay chúng ta thấy các con số thống kê mới, hơn nữa chúng ta rút được một số kinh nghiệm".

"Tôi biết nhiều người chết vì COVID-19 chiếm hết một nghĩa trang, đó là lý do vì sao nên đi chủng ngừa”, Yelena Sedova.

Được biết chỉ có 1 phần 3 người dân Nga được chủng ngừa đầy đủ.

Trong khi đó tiến độ tiêm chủng tại Âu Châu có tính cách rời rạc.

80 phần trăm người dân đảo quốc Malta đã chủng ngừa đầy đủ, trong khi tỷ lệ tại Đông Âu quá thấp với các nước như Bulgaia chỉ đạt mức 20 phần trăm.

Trong khi đó cơ quan y tế Liên Âu cảnh cáo rằng mùa cúm sắp tới của lục địa nầy có thể tạo thêm gánh nặng hơn nữa lên hệ thống y tế, vốn đã căng thẳng do COVID-19.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share