Đại học Swinburne ở Melbourne nói rằng có khoản 20,000 những cơ sở như vậy tại Úc và họ thu dụng được 300,000 người trước đó không có công ăn việc làm.
Và con số này còn tăng dần.
Ước tính mỗi năm có khoảng 1,2 triệu chiếc nệm ngủ thảy ra bãi rác ở Úc.
Và Soft Landing là một công ty chuyên về tái chế nệm giường có những sáng kiến khác nhau trong việc tận dụng những cái nệm cũ.
Giám đốc toàn quốc của công ty là Bill Dibley.
"Chúng tôi lấy mấy tấm nệm từ những người bán lẻ, những nhà sản xuất và các hội đồng. Chúng tôi sẽ tự đi thu gom đem chúng về đây, rã chúng ra cái gì ra cái nấy hết múc có thể như thế là chúng tôi chuyển hướng làm giảm số lượng những tấm nệm cũ nguyên trạng bị thải ra bãi rác tối thiểu nhất mà chúng tôi có thể."
Công ty có đến 85 hợp đồng tại bốn khu vực trên khắp đất nước.
Bill Dibley nói nhà kho của họ ở Smithfield thuộc miền Tây Sydney là nơi bận rộn nhất với 350 tấm nệm được chuyển đến đây mỗi ngày.
"Chúng tôi có thể rã và phân loại thành phần của các tấm đệm lên đến 90% từ đó tái sản xuất hay đem trở về lại môi trường. Như là các thứ bằng thép thì giao cho nhà máy Bluescope, mấy tấm xốp thì tới Carpet Underlay qua công ty Dunlop Foams, chúng tôi cũng có những cơ sở làm những bao đấm box để tái sử dung những cọng sợi nhồi vào những bao này."
Cờ sở doanh nghiệp xã hội này hoàn toàn không nhận bất kỳ một sự hỗ trợ nào của chính phủ và nó tự làm ra lợi nhuận.
Cách đây năm năm thì doanh số hàng năm của công ty đã là 1.2 triệu dollars.
Ông Dibley nói năm nay hy vọng là doanh số sẽ đạt đến con số 8 triệu rưỡi.
Sao khi trừ chi phí thì tiền lời được dùng vào mục đích là thuê mướn những người thiệt thòi.
"80% nhân viên của chúng tôi là những người trước đó thất nghiệp dài hạn, người Thổ dân, người có bệnh lý tâm thần hay có lý lịch là tội phạm hay có án tù. Nói chung là họ có những khó khăn rào cản để có thể kiếm việc làm, tuy nhiên với chúng tôi thì chúng tôi gọi họ là những viên kim cương thô chưa mài dũa và chúng tôi thích làm việc với họ. Và họ là nhũng người hoàn toàn như chúng ta."
Một nhà ngiên cứu về những cơ sở doanh nghiệp xã hội và sự đổi mới tại Đại học Swinburne, giáo sư Jo Barraket, nói những doanh nghiệp xã hội cũng có những thách thức khó khăn riêng của họ.
"Đôi khi họ có khuynh hướng bị xem không phải là một doanh nghiệp chính danh hay không được công nhận là như vậy, hay không được công chúng rộng lớn hoặc khách hàng của họ hiểu và thông cảm. Đó là một khó khăn. Một khó khăn nữa là nằm trong các hoạt động của họ, vì thế để tìm sự cân bằng giữa nhiệm vụ và thị trường cần phải bảo đãm vấn đề tài chính cũng như không đi ra ngoài mục đích xã hội của mình."
Tuy vậy thì giáo sư Barraket cũng cho biết dang có thêm nhiều nhũng cờ sở doanh nghiệp như vậy xuất hiện.
"Chúng tôi nhìn thấy vào lúc này một tiếng kêu thế hệ, anh có thể gọi như vậy, mong muốn có những việc làm có ý nghĩa và có mục đích, cũng như cơ hội để áp dụng những kỹ năng sáng tạo vào công việc của mình. Và vì thế những cơ sở doanh nghiệp xã hội là một nơi để tạo ra những cơ hội như vậy."
Giáo sư Barraket nói thêm, những cờ sở doanh nghiệp khác cũng có thực hành những phương thức xã hội.
"Càng ngày càng có thêm nhiều những bằng chứng cho thấy rằng việc đặt ra cho mình một mức hạn định tối thiểu về môi trường và xã hội có thể giúp cải thiện mức thương mại tối thiểu của doanh nghiệp, đó cũng là một trong những lý do để khá nhiều cơ sở tư nhân hoạt động vì lợi nhuận nghĩ đến việc quan tâm đến môi trường và xã hội từ hoạt động làm ăn của mình."
Còn đối với Bill Dibley của Soft Landing thì ông nói thành quả lớn nhất mà công ty ông có được là nhân viên của họ được nơi khác rủ rê về làm cho họ.
"Chúng tôi có những nhân viên gọi là chuyển tiếp và điều này khá quan trọng. Tức là họ đến đây học một số tay nghề hay kỹ năng, có thêm được một số huấn nghệ lấy được bằng lái xe tải và họ đi ra làm việc bên ngoài trong thị trường lao động rộng lớn và đó là thành quả lớn lao của chúng tôi.
"Một trong những thành quả lớn nhất mà chúng tôi thấy đó là các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi mời gọi nhân viên của chúng tôi. Có nghĩa là chúng tôi đã làm được một điều rất tốt và ngược với phần lớn những tổ chức khác sẽ nói ôi không đâu như vậy là xấu lắm thì chúng tôi lại khuyến khích nhân viên của mình đi khi có ai mời gọi họ. Bởi vì nó cho thấy chúng tôi đã huấn luyện những người này thành những công nhân lành nghề, có trách nhiệm với công việc khiến những nơi khác muốn họ.
"Và một lần nữa mục tiêu của chúng tôi là mài dủa khả năng có sẳn trong mỗi người và đem những phẩm chất tốt nhất trong họ trình bày với chính họ và bên ngoài."