Trump chỉ trích gay gắt thói quan liêu và quản lý yếu kém của Liên Hiệp Quốc
Phát biểu lần đầu tiên tại LHQ, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng thúc giục tổ chức 193 quốc gia này cắt giảm tính quan liêu và xác định rõ hơn nhiệm vụ toàn cầu của mình..
“Trong những năm gần đây, LHQ đã không phát triển hết tiềm năng vì thói quan liêu và quản lý yếu kém. Trong khi ngân sách cho tổ chức này đều đặn đã tăng 140 phần trăm, và nhân viên của họ đã tăng gấp đôi từ năm 2000, chúng tôi không nhìn thấy kết quả phù hợp với sự đầu tư này." Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Ông kêu gọi Tổng thư ký Antonio Guterres thúc đẩy cải cách để cơ chế thế giới này có thể trở thành một lực lượng có hiệu quả hơn cho hòa bình.
"Chúng tôi khuyến khích ông Tổng Thư Ký hãy dùng toàn quyền hạn của mình để cắt giảm bộ máy quan liêu, cải cách các hệ thống lỗi thời và đưa ra các quyết định vững chắc để thúc đẩy sứ mệnh cốt lõi của LHQ và hướng đến việc thay đổi lối làm việc cũ trong quá khứ đã không được nhìn nhận là hiệu quả".
Hiện tại Mỹ vẫn đóng góp 40% ngân sách của Liên Hiệp Quốc
Từ khi còn vận động tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã ví Liên Hiệp Quốc như là một câu lạc bộ của những người nhàn rỗi.
So thái độ trước của ông Donald Trump, đây là một bài diễn văn có chừng mực đối với LHQ.
Sau đó, ông đã chỉ trích mạnh mẽ cơ chế toàn cầu này về các chi phí ngày càng tăng vọt.
Washington vẫn luôn đóng góp tài chính nhiều nhất với 7,3 tỷ đô la (28,5%) cho các hoạt động giữ gìn hòa bình và 5,4 tỷ (22%) cho việc vận hành các cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Tân Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết ông đã chia sẻ tầm nhìn của tổng thống tỷ phú này.
"Mục tiêu chung của chúng tôi là một LHQ thế kỷ 21, tập trung nhiều hơn vào con người, ít mất thì giờ về các thủ tục hơn, và như ông đã nói đúng, đạt kết quả, ít quan liêu hơn, chúng tôi biết rằng những thử nghiệm thực sự về cải cách sẽ không được tính bằng ngôn từ ở New York với những chữ viết hoa.
Mà sẽ được đo lường bằng những kết quả hữu hình trong cuộc sống của những người mà chúng ta đang phục vụ, và sự tin tưởng của những người ủng hộ công việc của chúng ta thông qua những nguồn lực quí giá của họ. "
Ngoại trưởng Julie Bishop đang có mặt tại LHQ thay cho ông Malcolm Turnbull.
Ông đã quyết định ở lại Canberra vì cuộc khủng hoảng quốc tịch đang treo lơ lửng trên đầu Phó Thủ tướng Barnaby Joyce.
Bà ngoại trưởng Úc nói Liên Hợp Quốc là một cơ quan quốc tế quan trọng và nói lời bình luận của ông Trump khiến bà an tâm.
Chương trình nghị sự dày đặc của UN
Tổng thống Hoa Kỳ đã có những dấu hiệu dịu đi sự chỉ trích gay gắt của ông đối với cơ quan quốc tế này, thay vào đó là những khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng hiện nay sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ.
Bắc Hàn cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất
Đứng đầu chương trình nghị sự bận rộn của U-N tuần này là Tổng thư ký, Antonio Guterres, đã mô tả là "cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất mà chúng ta phải đối mặt hôm nay".
Ông Trump đã dẫn đầu cuộc lên án Bắc Triều Tiên và trong bài phát biểu đầu tiên của ông tại Đại hội đồng ông hy vọng sẽ được các quốc gia khác ủng hộ.
Ngoại trưởng Julie Bishop đang đại diện cho Australia.
Theo Bà, Bắc Hàn là vấn đề lớn và là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận trong các cuộc họp song phương và các cuộc gặp mặt bên lề.
Và do đó người ta mong muốn phần lớn bài phát biểu của ông Trump sẽ được dành cho cách đối phó với Triều Tiên, bởi vì Hoa Kỳ đã dẫn đầu Hội đồng Bảo An áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế rất khó khăn đối với Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt này phải được đợi thời gian trả lời nhưng Hoa Kỳ đã nhanh chóng kêu gọi áp lực chính trị, ngoại giao và kinh tế đối với Bắc Triều Tiên.
Đại sứ Hoa kỳ tại LHQ, Nikki Haley đã báo hiệu rằng Hội đồng Bảo An đã không còn lựa chọn nào khác ngoài giải pháp quân sự và Ngũ Giác Đài có thể phải can thiệp
Sự can thiệp đó như thế nào, đang dần được tiết lộ.
Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đề nghị một giải pháp quân sự có thể tránh bất kỳ cuộc phản công nào là có thể, nhưng chưa đi sâu vào chi tiết.
Cuộc khủng hoảng người Hồi Giáo Rohingya
Một phản ứng quốc tế rõ ràng đối với cuộc khủng hoảng Rohingya cũng đang được xem xét trong cuộc họp cấp Bộ Trưởng của Ngoại trưởng Anh, Boris Johnson.
Ông nói chúng ta đang cố gắng để mọi người đồng ý, là thứ nhất, những vụ giết người và bạo lực phải dừng lại.
Và chúng ta trông đợi không những phía quân đội mà còn về phía bà Daw Suu dẫn dắt điều đó ,
Và rõ ràng là chúng ta muốn thấy hàng cứu trợ đến tay người Rohingya.
Họ phải được phép trở lại quê hương mà không bị cản trở.
“Một phần ba số người Rohingya ở Rakhine đã bị thất tán nhà cửa, đó là một thảm hoạ tuyệt đối không thể chấp nhận". Ngoại trưởng Anh, Boris Johnson
Các vấn đề khác
Một vấn đề đã được ủng hộ là kế hoạch chống lại nạn bóc lột tình dục, với Thủ tướng Bangladesh, Sheikh Hasina đã được cử tọa vỗ tay hoan nghênh về số tiền 100.000 đô la Mỹ để đóng góp vào quỹ hỗ trợ nạn nhân.
Năm ngoái, 195 quốc gia đã ký kết thỏa thuận Paris
Tuy nhiên, sự rút chân của U-S ra khỏi thỏa thuận đã đặt vấn đề thay đổi khí hậu trở lại trong chương trình nghị sự.
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc mong muốn ông Trump xem xét lại .
Ông đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa kỳ với ý định này.
Nhưng trước cuộc gặp của họ, ông Trump dường như chỉ quan tâm đến cuộc duyệt binh vỉ đại của Pháp nhân ngày phá ngục Bastile quốc khánh của Pháp trong năm nay mà ông có tham dự và cho biết sẽ tổ chức như thế vào ngày Độc Lập Mỹ ở Washington.