Dưới đáy thùng là một nơi sinh sản lý tưởng, cho một loại côn trùng gây chết người và nhân viên tại Viện Nghiên cứu Y tế ở Malaysia, đã tìm thấy một vài nơi như vậy.
“Chúng tôi được huấn luyện để xem xét nơi sinh sản tự nhiên của muỗi và như quí vị thấy, chúng tôi đã tìm ra một nơi".
"Đây là một hình dạng như con lăng quăng và đó là giai đoạn cuối cùng, trước khi chúng trở thành con muỗi trưởng thành”, Nhân viên Viện Nghiên Cứu.
Loại sinh vật nhỏ bé thường gọi là con lăng quăng, sẽ lớn lên thành con muỗi, có thể mang theo một loại bệnh rất nghiêm trọng, đó là sốt xuất huyết.
Việc nhiễm virus thường được thấy tại Á châu và vùng Caribbean, thế nhưng nay cũng tìm thấy ở các nơi xa hơn, thậm chí là tại Âu châu nữa.
Tại Malaysia, các trường hợp nhiễm bệnh tăng gấp đôi so với năm rồi, với hơn 100 ngàn người mắc bệnh.
Bà Jenny Ng Martin qua đời hồi tháng 3, do các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết.
Con gái bà là Bernadine đang đi du lịch, cho biết bà không kịp trở về để nói lời từ biệt với mẹ.
“Đây là hình ảnh người mẹ quá cố của tôi, Jenny, chính tôi, con gái tôi và chồng tôi".
"Tôi trở về nhưng bà đã qua đời, vì vậy tôi chỉ kịp lúc để tổ chức tang lễ”, Bernadine Ng Martin.
Sốt xuất huyết cũng có mặt tại Úc, mặc dù bệnh nầy không được xem là một dịch bệnh và các trường hợp nhiễm bệnh tại Queensland hiện giảm dần.
Sự hiện diện của virus cũng quá quen thuộc với ông Ty Butson, người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết tại Cairns, hồi năm 2007/2008.
“Quả là một cơn sốt hết sức tệ hại, nó gây nhức đầu khủng khiếp dường như là cứ tiếp diễn mãi, tôi chẳng thể nhúc nhích được".
"Quả là một cảm giác đau đớn tột cùng ở cơ bắp và khớp xương, cũng như không thể tan biến trong một lúc được”, Ty Butson.
Các triệu chứng được biết, có thể từ một loạt các đau nhức từ nhẹ cho đến nặng, cũng như có thể bao gồm cơn sốt đột ngột, mệt mõi quá mức, nhức đầu triền miên, đau nhức bắp thịt và khớp xương, ói mửa và tiêu chảy cùng các triệu chứng khác nữa.
Ông Butson cho biết, nó khiến ông nằm liệt giường trong nhiều ngày.
“Tôi nghe nói có người bị đau nhức và mọi hệ thống trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, từ một tuần lễ cho đến 14 ngày".
"Không có việc chữa trị thực sự, mọi thứ quí vị có thể làm là truyền dịch và uống vài thứ thuốc như panadol, căn bản là chẳng làm gì cả".
"Ít nhất trong một vài ngày đầu tiên, tôi hoàn toàn bị tê liệt và chẳng thể làm gì hơ,n là di chuyển từ giường, đến phòng tắm và phòng khách. Vì vậy tôi hầu như nghỉ mọi công việc, gần một tuần lễ vào lúc chót”, Ty Butson.
Trong khi chưa có cách chữa trị đặc biệt nào cho việc nhiễm bệnh nầy, Tổ chức Y tế thế giới WHO nói rằng, việc khám phá sớm và được chăm sóc y tế cẩn thận, làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyến, xuống dưới 1 phần trăm.
Thế nhưng giáo sư Cameron Simmons, giám đốc phân bộ châu Đại Dương, của Chương trình Chống Muỗi Thế giới hy vọng, việc lan truyền của bệnh sốt xuất huyết có thể bị ngăn chận, qua một chương trình mà họ đã sáng tạo.
“Những gì chúng ta đã làm là phát triển một phương pháp trong tiểu thuyết, là ngăn chận muỗi lan truyền bệnh như sốt xuất huyết, virus Zika và những virus khác có tên là Chikungunya".
"Chúng tôi phát triển một phương pháp có thể ngăn chận, muỗi lây nhiễm bệnh nầy cho con người và đã thành công khi thực hiện phương pháp nầy, tại bắc Queensland, Indonesia, Việt Nam, Brazil và Colombia”, Cameron Simmons.
"Nói khác, đó là việc gia tăng con số các cộng đồng và thành phố, nơi mà muỗi tràn vào quấy phá”, Cameron Simmons.
Giáo sư Simmons giải thích phương pháp liên quan đến việc tiêm vào muỗi với loại vi trùng tên là Wolbachia.
“Wolbachia là loại vi trùng được tìm thấy ở con côn trùng rất phổ biến, quí vị có thể tìm thấy chúng gần 50 phần trăm trong các chủng loại sâu bọ".
"Nó thường không tồn tại trong con muỗi lan truyền bệnh xuất huyết và loại muỗi đó có tên là Aedes aegypti".
"Chương trình của chúng tôi cho loại vi trùng nầy vào loại muỗi nói trên và khám phá ra rằng, khi Wolbachia hiện diện trong cơ thể của muỗi, thì con muỗi nầy không thể truyền virus xuất huyết, hay virus Zika”, Cameron Simmons.
Một số nhà khoa học cũng đang thử nghiệm phương pháp Wolbachia tại Mã Lai, khi phóng thích những con muỗi đã được cấy vào thiên nhiên và vào những môi trường được kiểm soát.
Trong khi đó, giáo sư Steven Sinkins thuộc đại học Glasgow tin rằng, việc nầy đã giúp hạ giảm các trường hợp bị sốt xuất huyết, trong những khu vực được nhắm đến.
“Đã mất một đôi năm tại một trong các địa điểm, kể từ khi việc truyền bệnh bị ngưng lại".
"Wolbachia vẫn ổn định ở mức độ cao và ngăn chận việc truyền bệnh xuất huyết tại những khu vực đó".
"Vì vậy nếu kiểu mẫu nầy được bền vững trên một qui mô lớn, sau đó nó sẽ rất hữu hiệu”, Steven Sinkins.
Tại một trong những khu chung cư ở Mã Lai, nơi các con muỗi được phóng thích, việc nhiễm bệnh sốt xuất huyết đã giảm xuống 70 phần trăm.
Thế nhưng theo WHO, số còn lại khoảng 390 triệu trường hợp nhiễm bệnh mỗi năm, với phân nửa dân số thế giới có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Bất chấp sự thành công của phương pháp Wolbachia, bác sĩ Simmons cảnh cáo rằng tình trạng thay đổi khí hậu, hiện khiến cho bệnh sốt xuất huyết lan ra xa hơn.
“Với nạn cháy rừng bùng phát trở lại tại Úc, tôi nghĩ có một nhắc nhở là trong vài thập niên tới, chúng ta sẽ không tránh khỏi việc chứng kiến các hậu quả của biến đổi khí hậu và những dự đoán là các loại muỗi như Aedes aegypti, vốn lan truyền bệnh sốt xuất huyết, sẽ có nhiều cơ hội cho chúng gia tăng sự xuất hiện trên toàn cầu".
"Nói khác, đó là việc gia tăng con số các cộng đồng và thành phố, nơi mà muỗi tràn vào quấy phá”, Cameron Simmons.
Các khoa học gia hy vọng, bằng cách nới rộng các thử nghiệm Wolbachia, sẽ ngăn chận con số các trường hợp nhiễm bệnh sốt xuất huyết gia tăng mỗi năm, nhờ vậy bảo vệ cho toàn thể cộng đồng trên toàn cầu.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại