Bằng với diện tích của Mexico, Durack là đơn vị bầu cử lớn nhất tại Úc, và lớn thứ nhì trên thế giới. Trong gần 10 năm vùng Pilbara trên miền bắc của tiểu bang Tây Úc là lực đẩy cho kinh tế của cả nước.
Nhưng từ khi ngành khoáng sản chậm lại cuộc sống của người dân địa phương cũng chịu ảnh hưởng lây.
Ông Ben Mally còn nhớ thời vàng son của thành phố Karratha nhưng ông ước gì chính phủ quản lý sự bùng nổ quặng mỏ tốt hơn cho lợi ích kinh tế lâu dài trong vùng.
"Khi tôi dọn đến đây, không tìm đâu ra cho đủ nhân công. Mọi người đều cố gắng đáp ứng nhu cầu, làm việc liên tục ngày này qua ngày khác. Vào lúc đó vẫn có người vất vả. Giá mà họ được chuẩn bị tốt hơn để theo kịp với sự bùng nổ của việc khai thác quặng mỏ thì tốt hơn.”
Mặc dù nơi đây đã đóng góp rất nhiều cho GDP nhưng ông Malley cảm thấy không có đảng lớn nào tỏ ra quan tâm nhiều đến quyền lợi của nhân công trong khu vực bầu cử này.
"Chúng tôi không có sản xuất gì nữa, mọi thứ dường như được chuyển ra ngoại quốc, và chúng ta mua lại những nguyên liệu mà chúng ta xuất cảng trước đây trong khi chúng ta thực ra có thể sản xuất tại chỗ. Chúng ta có nhiều tay nghề, như bản thân tôi chẳng hạn, chúng tôi làm việc tại chỗ. Nhưng dường như họ không quan tâm đến chúng tôi nữa, chúng tôi bị bỏ rơi lâu rồi.”
Cô Tram Le dọn về Karratha để dạy mẫu giáo. Đây là lần đầu tiên cô đi bỏ phiếu và muốn thấy có những thay đổi trong ngành giữ trẻ.
"Lương của những người làm trong ngành giữ trẻ rất là thấp. Nếu anh chăm sóc những người dạy trẻ thì có lẽ nền giáo dục của Úc sẽ tốt hơn.“
Nhưng cô Trâm không cảm thấy được các đảng lớn thuyết phục và cô không quan tâm lắm đến những gì các đảng vận động.
"Tôi lúc này chỉ có làm việc. Ngoài việc dạy mẫu giáo tôi còn làm việc khác nữa. Tôi chỉ biết làm việc và làm việc. Họ đưa ra chính sách này kia nhưng sau khi bầu cử qua rồi thì chuyện gì thực sự sẽ xảy ra? Đó mới là điều tôi quan tâm."Đối với người dân ở Durack, họ không chỉ quan tâm đến vật giá đắc đỏ hay tình trạng thất nghiệp. Đơn vị bầu cử này đồng thời có nhiều nông dân và người thổ dân. Gần 1 phần 5 cử tri tại đây là người thổ dân.
Durack voter Clinton Walker. Source: SBS News
Ông Clinton Walker làm chủ công ty du lịch trên bán đảo Burrup, tổ chức các chuyến du ngoạn những tranh vẻ trên đã của người thổ dân có từ 50 ngàn năm trước.
Ông Walker nói nước Úc hơi chậm trong việc tạo công việc làm cho người thổ dân bằng cách giới thiệu văn hóa lâu đời của họ với thế giới bên ngoài.
"Tôi nghĩ một phần quan trọng là nó giúp chúng ta gìn giữ văn hóa. Khi anh so sánh đồng tiền đem về từ du lịch và khoáng sản, du lịch tồn tại với cộng đồng lâu hơn.”
Ông Walker muốn thay vì nói đến chuyện đóng cửa các cộng đồng thổ dân tại những nơi hẻo lánh, chính phủ nên tìm cách khuyếch trương bằng những hình thức kinh doanh bền vững.
"Người ta đã từng tìm cách di chuyển các cộng đồng thổ dân đó, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta nên đầu tư nhiều hơn cho ngành du lịch thổ dân.”
Durack là ghế an toàn của chính phủ Liên Đảng, hiện nằm trong tay dân biểu Tự Do, bà Melissa Price. Nhưng cử tri tại đây không muốn chính phủ nghĩ rằng lúc nào họ cũng sẽ bỏ phiếu cho đảng Tự Do.
Jessie Davis chủ một nông trại cách Perth 300 cây số về hướng đông cho biết nông nghiệp tại đây bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu phương tiện viễn thông.
"Nông trại của tôi đang phải bỏ ra hàng ngăn đôla mỗi năm để có được internet tốt hơn, nó kém xa so với các nơi lân cận. Tôi nghĩ chính phủ đã lãng quên nhu cầu của các nông dân ở những vùng xa xôi như chúng tôi. Tôi muốn thấy có hỗ trợ thêm cho nhà nông, họ cần biết chuyện gì xảy ra hàng ngày trong một nông trại.”
Durack voter Jessie Davis. Source: SBS News