Fiona McDonald là một thợ sửa xe gắn máy, một nghề nghiệp mà cô chẳng hề có bất cứ ý tưởng nào trong đầu.
"Tôi thực sự chẳng được khuyên bảo chi cả, khi vào làm nghề nầy và theo công việc đến với tôi trong trường hợp bất thường".
"Một số người hỏi tôi, có biết ai muốn học nghề không và tôi chớp lấy cơ hội".
"Thế nhưng tôi nghĩ, nếu tôi được cố vấn về nghề nghiệp khi còn trẻ hơn, thì chuyện đó có lẽ đã xảy ra khi tôi tốt nghiệp trung học, chớ không phải đợi đến lúc sau nầy trong đời".
"Việc đó có lẽ đã giúp tôi nhiều cơ hội để kiếm được tiền khi tôi còn trẻ hơn, bởi vì là người học nghề nên vẫn có lương khi học việc".
"Tôi cũng có thể khởi nghiệp sớm hơn trong đời, cũng như mua nhà sớm hơn nữa”, Fiona McDonald .
Là giám đốc tổ chức Nữ Công Nhân Úc Châu, bà cho biết ngạc nhiên lẫn thích thú, khi nghe được lời loan báo trước bản ngân sách về việc học nghề.
Bà hy vọng có thêm nhiều phụ nữ được gợi ý, trước khi bước vào thị trường nhân dụng.
“Đây là tin tức hết sức tuyệt vời và là một cơ hội lớn lao cho chúng tôi để gia tăng số phụ nữ tham dự công việc, mà hiện nay ít hơn 2 phần trăm, đó cũng là con số trong hơn 25 năm qua”, Fiona McDonald .
Kể từ thứ hai ngày 5 tháng 10, những người học nghề và thử việc bắt đầu được huấn luyện vào ngày 1 tháng 7, sẽ được hưởng nửa lương do việc tài trợ với tiền thuế trong 12 tháng, tứ clà cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2021.
Tổng Trưởng Nhân dụng Michaella Cash cho biết, kế hoạch trợ cấp lương bổng trị giá 1,2 tỷ đô la sẽ mang lại cho 100 ngàn công việc và áp dụng cho mọi ngành kỹ nghệ trên khắp nước.
“Việc nầy cũng hết sức quan trọng, khi chúng ta thấy nhiều người trẻ sắp sửa rời khỏi mái trường vào cuối năm nay, để gia nhập thị trường lao động".
"Họ sẽ suy nghĩ, liệu tôi có tham gia học nghề hay được huấn luyện, trong lời tuyên bố hôm nay cuả chính phủ để có được công việc lớn, nhỏ hay trung bình, cũng như sự tin tưởng có thêm những người Úc học việc hay được huấn luyện tay nghề”, Michaella Cash.
Trong khi đó, Hiệp hội Toàn quốc Những Người Học Nghề và Phòng Thương mại và Kỹ nghệ Úc Châu hoan nghênh sáng kiến nói trên và nói rằng việc nầy sẽ giúp những người trẻ tìm được việc làm toàn thời, lần đầu tiên trong thời buổi đại dịch.
Thế nhưng Chủ tịch Nhóm Kỹ nghệ Úc Châu, Innes Willox cho biết, có các nhu cầu cần hỗ trợ thêm cho chủ nhân, để tạo nên các công việc lâu dài và bền vững, cũng như sử dụng công nhân, giáo dục và huấn luyện.
Vào tháng 3, chính phủ liên bang loan báo ngân khoản 1,3 tỷ đô la, cho việc học nghề đang tồn tại.
Chính phủ dành ra nửa tỷ đô la cho tài khóa 2020-2021 vào kế hoạch Huấn luyện Công việc, nhằm giúp đỡ người người trẻ học các kỷ năng trong các khóa huấn luyện ngắn hạn.
Việc đóng góp nói trên hy vọng sẽ được các chính phủ tiểu bang và lãnh thổ đáp ứng, với mức tương đương.
Ông Jessie Ahern thuộc Hiệp hội Thợ Nề Thái Bình Dương nói rằng, nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng đang thực hiện việc nầy một cách khó khăn.
“Quí vị thường do dự trong việc xem xét liệu có nhận một người học nghề hay không, do đó là việc cam kết trong 3 đến 4 năm".
"Quí vị cần chắc chắn có thể trả lương cho người học nghề, bởi vì trước hết họ là người mới trong công việc và không biết phải làm gì, vì vậy năng suất kém".
"Do vậy đó là một sự cam kết từ chủ nhân để trang trải chi phí, khi có một người học nghề".
"Ngược lại, quí vị được trợ cấp từ chính phủ để trả cho chi phí đó, đây chính là chính sách thực sự hỗ trợ cho giới chủ nhân”, Jessie Ahern.
"Vì vậy việc kích thích dẫn đến tiết kiệm là phí đi, trong khi đó cách tốt nhất để tạo công ăn việc làm là đầu tư và có các sáng kiến về nhân dụng, chớ không phải qua cắt giảm thuế lợi tức phần lớn cho giới giàu có thụ hưởng”, Matt Grudnoff.
Trong khi mức thất nghiệp nói chung giảm xuống 6,8 phần trăm vào tháng 8, thì mức thất nghiệp cho những người trẻ từ 15 đến 24 tuổi lại lên đến gần 20 phần trăm.
Phát ngôn nhân đối lập Lao động về ngân khố là ông Jim Chalmers cho biết, ông quan ngại về việc thiếu sự hỗ trợ trong dài hạn cho các công nhân trẻ tuổi.
“Loan báo nói trên không làm ít đi 140 ngàn người học việc hay được huấn luyện trong hệ thống, kể từ khi chính phủ nầy nắm quyền".
"Đây là chính phủ đã hứa hẹn có 300 ngàn người học việc, thay vào đó nay chỉ có 140 người học việc mà thôi".
"Những gì chúng tôi muốn bảo đảm rằng, những người trẻ đặc biệt khi học nghề hay được huấn luyện và các công nhân nói chung được đầu tư vào, không chỉ giúp họ vượt quá hoàn cảnh khó khăn nầy, mà còn có các viễn kiến về việc huấn luyện để họ không bị hy sinh trong tình trạng suy thoái kinh tế".
"Vì vậy chúng ta không mất đi một thế hệ công nhân và họ có thể nắm lấy cơ hội khi kinh tế hồi phục và hưởng lợi từ những thay đổi kỹ thuật và kinh tế, chứ họ không phải là các nạn nhân của chính sách hiện nay”, Jim Chalmers.
Ông cho biết, cũng quan ngại về việc chính phủ rút lại việc trợ cấp lương bổng JobKeeper quá nhanh chóng.
Bắt đầu từ tuần rồi, mức chi trả 1500 đô la bị giảm xuống còn 1200 đô la cho các công nhân toàn thời, và chỉ còn phân nửa cho những người làm bán thời.
Tổng Trưởng Ngân Khố Josh Frydenberg nói rằng, các dự đoán ngân sách sẽ phỏng đoán thuốc chủng coronavirus sẽ được phát triển trong năm tới.
Nước Úc dự đoán sẽ thâm hụt khoảng 200 tỷ Úc kim, khi Úc lâm vào tình trạng suy thoái lần đầu tiên trong 29 năm, sau khi giảm sụt 7 phần trăm GDP trong quí tháng 6.
Ông cho SBS News biết rằng, chính phủ liên bang hiện xem xét một số phương cách để kích thích kinh tế, trong đó có chính sách di dân.
“Chúng tôi đã loan báo các sáng kiến và xác định các tài năng trên khắp thế giới, qua việc cung cấp cho họ cơ hội để khởi nghệp tại Úc, cũng như tiếp tục tìm các phương cách để thu hút những người tài giỏi và sáng chói nhất đến Úc, cũng như chúng ta có các chương trình nhân đạo và đoàn tụ gia đình".
"Di dân chính là tài nguyên lớn lao cho sức mạnh kinh tế của Úc, tôi hãnh diện về chuyện nầy và quí vị là một sản phẩm trong đó, vốn sẽ tiếp tục lâu dài”, Josh Frydenberg.
Thế nhưng ông nói rằng, chính phủ cam kết sẽ thi hành giai đoạn 2 và 3 về chính sách giảm thuế cho những người có lợi tức cao.
Giai đoạn 3 dự trù bắt đầu vào tháng 7 năm 2024, sẽ giảm bớt thuế cho những người kiếm được từ 45 ngàn đến 200 ngàn đô la, là 30 xu cho mỗi đô la đóng thuế.
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Úc Châu loan báo cuộc khảo sát mới cho thấy, nếu bơm tiền vào lãnh vực chăm sóc y tế và giáo dục, thì sẽ có từ 7 đến 12 lần gia tăng trong số các công việc, so với việc cắt giảm thuế lợi tức.
Kinh tế gia trưởng của Viện là ông Matt Grudnoff nói rằng, có đến 162 ngàn công việc sẽ được tạo ra.
“Lý do của việc cắt giảm thuế lợi tức là việc kích thích kinh tế tệ hại, bởi vì họ sẽ tiết kiệm chứ không chi tiêu".
"Chúng ta biết từ các dữ kiện của Văn phòng Thống kê Úc Châu, là mức độ tiết kiệm lên đến mức cao kỷ lục và chưa từng cao như vậy trong thập niên 1970".
"Họ quan ngại là sẽ mất việc, rồi tìm cách trả nợ, cũng như xây dựng một tổ ấm an toàn cho họ".
"Vì vậy việc kích thích dẫn đến tiết kiệm là phí đi, trong khi đó cách tốt nhất để tạo công ăn việc làm là đầu tư và có các sáng kiến về nhân dụng, chớ không phải qua cắt giảm thuế lợi tức phần lớn cho giới giàu có thụ hưởng”, Matt Grudnoff.
Đồng thời Tổng Trưởng Y Tế Greg Hunt cho rằng, bản ngân sách vào tối mai thứ ba cũng bao gồm các trợ giúp trong việc chữa trị, cho những người bị ung thư gan, tật cận thị và bệnh Parkinson.
Các chứng bệnh nói trên sẽ được trợ giá trong chương trình Trợ Giá Dược phẫm PBS.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại