Bầu cử 2016: Người nhập cư tin tưởng chính phủ trong khi dân Úc hoài nghi

sbs

Voter in Alice Spring Source: AEC

Gần một nửa dân nhập cư của Úc cảm thấy hài lòng với nền dân chủ tại quê hương thứ hai của họ. Họ cũng là người ít chỉ trích về các vấn đề chính trị và chê bai các chính khách hơn những Úc sinh ra lớn lên ở đây.


Các nhà nghiên cứu tại Viện Quản trị và Phân tích chính sách thuộc Đại học Canberra đang cố gắng để hiểu tại sao rất ít người Úc đặt niềm tin vào các chính trị gia và chính phủ của họ.

Phát hiện mới này được đưa ra sau một cuộc thăm dò vào năm 2016 cho thấy nhiều người Úc cảm thấy bất mãn và mất lòng tin vào nền dân chủ Úc.
Hầu hết các nhóm cộng động khác nhau đều không tin tưởng vào chính phủ là mấy, trong khi những người mới được công nhận là công dân Úc  lại có cái nhìn khá lạc quan về các vị dân biểu đại diện cho họ và các tổ chức nhà nước.

Nhóm này là những công dân mới của Úc đã từng sống ở Úc kể từ năm 2006.

49% các những công dân mới hài lòng với nền dân chủ hiện tại Úc, so với 39 % người Úc sinh ra và lớn lên tại Úc trong quãng thời gian lâu dài hơn.

 Giáo sư Mark Evans là nhà nghiên cứu chính của dự án. Ông cho biết:

“Kết quả này là bình thường, vì những công dân mới phần lớn đến từ những nền quốc gia không có sự ổn định về chính trị. Họ từng là công dân của những nước xảy ra xung đột, chiến tranh hoặc có sự mâu thuẫn quốc gia”.

Các cuộc thăm dò cho thấy các công dân mới của Úc  tin tưởng hơn vào chính phủ, nhưng họ cũng đã bày tỏ mối quan tâm rằng các chính sách và chính phủ chỉ tập trung vào lợi ích cho những nhóm người có ảnh hưởng trong xã hội.
"Họ lo lắng về việc các chính trị gia có mối quan hệ mật thiết với những doanh nghiệp lớn hoặc các tổ chức thương mại. Điều này quả là một sự lo lắng hợp lý, vì họ thường đến từ các quốc gia mà chính phủ tham nhũng, độc tài. Mark Evans
Trong khi những người Úc mới nhập cư  tin vào khả năng giải quyết hầu hết các vấn đề quan trọng của chính phủ liên bang thì cũng có những vấn đề họ mất niềm tin. Ví dụ, 39% không tin vào các chính sach giải quyết vấn đề người tị nạn của chính phủ liên bang.

Giáo sư Evans cho rang những người nhập cư mới có thể sẽ ngày càng trở nên hoài nghi về nền dân chủ của Úc theo thời gian.

“Chuyện này có thể lắm chứ. chúng tôi đang làm một số nghiên cứu về việc này, ngày qua ngày nhiều người Úc trở nên hoài nghi hơn một khi họ hòa nhập vào xã hội”.

“Nhưng chắc chắn trong thời gian đầu ở Úc, họ tin tưởng rất mạnh mẽ vào hệ thống chính phủ bởi vì đối với nhiều, chính phủ Úc đã cưu mang họ khỏi tình huống khó khăn ở quê hương cũ”.

Tiến sĩ Christina Hồ là một giảng viên thâm niên trong ngành Khoa học Xã hội và Chính trị tại Đại học U-T-S ở Sydney.

Tiến sĩ Hồ cho biết người nhập cư thường có kỳ vọng cao vào sự công bằng của nền dân chủ Úc, đó có thể là lý do tại sao họ rời xa quê hương và chuyển đến nơi đây.

"Ở một số nơi như các nước Châu Á chẳng hạn, chính phủ tham nhũng rất nghiêm trọng. Do đó nhiều người  ở Châu Á di cư đến các nước phương Tây như Úc để sống trong một xã hội minh bạch hơn và họ hy vọng có thể thoát khỏi những chế độ tham nhũng như vậy”.

Tiến sĩ Hồ cho biết những kỳ vọng này không phải lúc nào cũng được đáp ứng và một số cộng đồng di dân cảm thấy bất công khi chính phủ công bố một số chính sách không bảo vệ cho quyền lợi của họ.

Cô cho rằng có thể giải thích tại sao vẫn có một con số nhất định người Úc mới nhập cư hoài nghi về chính phủ.
“Nếu chúng ta nghĩ về những người Úc gốc Ả Rập hay Hồi giáo, họ bị chỉ trích phân biệt khi người ta gán ghép họ với chủ nghĩa khủng bố, thì chúng ta hiểu được vì sao họ lại hoài nghi về chính phủ. Bởi vì họ cho rằng vì chính phủ nên họ mới bị cộng đồng định kiến như vậy". Christina Hồ
Tuy nhiên, cô cho rằng mặc du những người Úc mới đến sau này không hài lòng với chính phủ và các chiến dịch vận động tranh cử, không có nghĩa là họ không tham gia vào chuyện bầu cử.

“Những người nhập cư mới đến Úc rất quan tâm đến các vấn đề xuyên quốc gia hoặc  thế giới, họ cũng tham gia nhiều vào các tổ chức cộng đồng ở địa phương dành cho người mới nhập cư”.

Đây là một điều mà Giáo sư Fethi Mansouri, Giám đốc Viện nghiên cứu Alfred Deakin về Lĩnh vực Công dân và Toàn cầu hóa tại Đại học Deakin, đã xem xét trong mối liên hệ với những người nhập cư trẻ tuổi.

"Họ nhận thức về chính trị và bản sắc nhiều hơn vì họ tham gia tích cực vào mạng xã hội. Họ có những mối quan hệ ở nhiều quốc gia khác bằng các phương tiện kỹ thuật số".

Giáo sư Mansouri cho biết nhiều thanh thiếu niên Úc nhập cư không hài lòng với một số thông điệp trong các chiến dịch vận động tranh cử của các chính trị gia, trong đó có ông tổng trưởng di trú Peter Dutton.

"Hãy suy nghĩ về những gì mà chúng ta đang nghe trong thời gian gần đây, một số bình luận ác ý nhắm vào những người tị nạn,  và nhiều người cảm thấy những bình luận này không hề phản ánh đúng cộng đồng tị nạn hay tầm trú. Nhiều người cảm thấy những lời chê bai này nhắm vào cha mẹ của họ, và điều đó làm họ cảm thấy đau đớn. Những điều này khiến những người nhập cư mới ở Úc không hứng thú gì nữa với chính phủ và chính sách của họ”.

 


Share