Úc: Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhiều "lỗ hổng"

Pedestrians in Rundle Mall in Adelaide

Pedestrians in Rundle Mall in Adelaide Source: AAP

Một phúc trình mới về hệ thống sức khỏe tâm thần của Úc cho thấy các dịch vụ hiện không đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng. Ủy ban Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết ngày càng nhiều người sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần lâm sàng nhưng không phải ai cũng được chăm sóc phù hợp.


Phức tạp và riêng rẽ. Đó là cách mà một phúc trình mới từ Ủy ban Sức khỏe Tâm thần Quốc gia mô tả hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của Úc.

Báo cáo này cho thấy với một số lượng người tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần lâm sàng ngày càng tăng, cần có sự phối hợp nhiều hơn giữa chính phủ tiểu bang và liên bang trong việc đưa ra các chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Lucy Brogden, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, cho biết việc tiếp nhận Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia NDIS dành cho một số người là một vấn đề hết sức phức tạp.

"Ước tính ban đầu, những người chuyển sang chương trình NDIS - hỗ trợ cho những người có vấn đề về tâm thần là khoảng 64.000 nghìn người. Cho đến nay, chúng tôi chỉ thấy có khoảng 25.000 người thực sự tham gia chương trình này. Do đó, có một số câu hỏi mà chúng ta cần xem xét, về cách những người khuyết tật nhận được hỗ trợ."
Chúng tôi thất vọng khi lại có thêm một báo cáo khác cho thấy có quá nhiều người khuyết tật đang bỏ lỡ những hỗ trợ thiết yếu mà họ cần để thay đổi cuộc sống của họ.
Đối với những người gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần,  phúc trình cho thấy họ không nhận được sự hỗ trợ mà họ cần.

Ủy ban cho biết điều này dẫn đến sự suy giảm sức khỏe tâm thần đối với một số người, nhiều người chuyển sang các dịch vụ lâm sàng và sự gia tăng số lượng bệnh nhân tại các khoa cấp cứu.

Bà Brogden nói rằng khu vực cấp cứu tại bệnh viện không phải là nơi lý tưởng để những người gặp khủng hoảng tìm được sự giúp đỡ.

Jeff Smith từ tổ chức People with Disability Australia nói rằng những phát hiện này có liên quan đến các mối lo ngại hiện nay.

“Đó không phải là tin tức mới với chúng tôi. Đây là điều mà chúng tôi đang thấy. Chúng tôi thất vọng khi lại có thêm một báo cáo khác cho thấy có quá nhiều người khuyết tật đang bỏ lỡ những hỗ trợ thiết yếu mà họ cần để thay đổi cuộc sống của họ."

Báo cáo khuyến nghị chính phủ liên bang làm việc với các tiểu bang và vùng lãnh thổ để bảo đảm những người không đủ điều kiện tham gia NDIS có quyền truy cập dịch vụ hỗ trợ tâm lý một cách đầy đủ.

Cơ quan Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia, cho biết chương trình này đang tiếp tục phát triển và những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần cần nhận được giúp đỡ.

Trong một tuyên bố, Cơ quan này thừa nhận sự cần thiết của cái mà họ gọi là "hỗ trợ sáng tạo và chuyên biệt".

Jeff Smith nói rằng những thay đổi khác có thể được thực hiện.

"Có một vài điều chúng tôi thấy là cần thiết. Một là cần phải gia tăng nhân sự để có đủ người làm việc, hỗ trợ người khuyết tật truy cập vào hệ thống hỗ trợ họ và có quyền truy cập vào NDIS bây giờ, thay vì phải chờ đợi  quá lâu. Đặc biệt phúc trình này cho thấy, những người khuyết tật về tâm thần cần phải có nhiều hỗ trợ hơn bao gồm tiếp tục các dịch vụ hiện tại của họ cho đến khi tất cả các hỗ trợ khác được sắp xếp."

Ngăn ngừa các vụ tự tử là một phần quan trọng khác của báo cáo, trong đó khuyến nghị chính phủ liên bang hỗ trợ một chương trình phù hợp để tổ chức Khảo sát Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Úc có thể thu thập dữ liệu về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần ở các cộng đồng thổ dân.

Hiện nay tỷ lệ tự tử trong cộng đồng Thổ dân và người dân vùng eo biển Torres cao hơn gấp đôi so với người Úc không có nguồn gốc thổ dân.

Trong một tuyên bố, tỗng trưởng Y tế liên bang Greg Hunt nói rằng chính phủ cam kết thực hiện một hệ thống sức khỏe tâm thần hỗ trợ tất cả những người này.

Ông Hunt nói rằng chính phủ đã phối hợp thực hiện một hệ thống sức khỏe tâm thần tích hợp với các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác kể từ sau thông báo vào tháng 8 năm ngoái.

Chính phủ liên bang cho biết những thay đổi sẽ tập trung vào việc điều trị bệnh cấp tính, phục hồi, chẩn đoán và phòng ngừa sớm.

Nếu quý vị hoặc bất cứ ai quý vị biết cần sự giúp đỡ, có thể liên hệ với Lifeline số 13 11 14.


Share