Mùa hè tại Úc đạt đến nhiệt độ nóng bức khắc nghiệt

Mặt trời mọc trên cầu Captian Cook

Mặt trời mọc trên cầu Captian Cook Source: AAP

Melbourne và Sydney có thể trải qua những ngày nắng nóng đến 50 độ bách phân vào cuối thế kỷ nầy.


Đó là lời cảnh cáo trong một cuộc nghiên cứu mới về khí hậu cho biết các thành phố ở Úc hiện tiến đến tình trạng nóng bức chưa từng có ngay trong trường hợp thế giới đáp ứng được các mục tiêu của hội nghị khí hậu Paris đề ra.
Samantha Beniac-Brooks  và Phan Bách tường thuật.

Những mùa hè rực lửa hầu như là những chuyện không còn xa lạ với xứ sở Miệt Dưới, thế nhưng nhiệt độ lại còn có thể tăng cao hơn nữa.

Hiện tại, trái đất nóng thêm một độ trên toàn cầu.

Hiệp định về Khí hậu Paris năm 2015 đã đặt ra mục tiêu là không có chuyện nhiệt độ gia tăng hơn 2 độ bách phân.

Xử dụng các dữ kiện của Văn phòng khí tượng và các kiểu mẫu thời tiết toàn cầu, một toán các nhà nghiên cứu xem xét tương lai của nước Úc nếu nhiệt độ tiếp tục gia tăng.

Người đứng đầu cuộc nghiên cứu là tiến sĩ Sophie Lewis nói rằng các khám phá đáng báo động.

"Chúng ta đã biết các thành phố của Úc hiện bị ảnh hưởng của các đợt nắng nóng vào mùa hè, chúng ta cũng biết rằng tình trạng khắc nghiệt nầy là một thử thách cho sức khỏe con người và có nhiều người phải nhập viện".

"Chúng ta cũng thấy có nhiều trận cháy rừng và đó là một thử thách thực sự đối với ngành nông nghiệp, khi phải đối diện với thời tiết nóng bức như vậy. Việc sản xuất điện năng mà chúng ta biết, đã xảy ra những vụ mất điện làm ảnh hưởng đến mọi ngành kỹ nghệ của chúng ta".

"Đó là với trường hợp nhiệt độ khắc nghiệt mà chúng ta sắp đối diện vào lúc nầy. Vì vậy nếu chúng ta phải đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt trong tương lai, chúng ta phải hết sức cố gắng để thích hợp với tình trạng như vậy, với điều kiện chúng ta bắt đầu chuẩn bị ngay từ bây giờ", Sophie Lewis.

Cuộc nghiên cứu được đăng tải trong 'Lá thư Nghiên cứu về Địa Vật Lý' được đại học quốc gia Úc châu tổng hợp và tìm thấy thời tiết khắc nghiệt kỹ lúc tại New South Wales có thể gia tăng đến 3,8 độ.

Khoa học gia chuyên về Thời tiết của đại học Melbourne là Tiến sĩ Andrew King cho biết nhiệt độ tại Melbourne có thể gia tăng lên 2,3 độ.

"Vì vậy tại các thành phố Melbourne và Sydney, chúng ta thỉnh thoảng có những ngày nhiệt độ lên đến 40 độ bách phân và thành phố Melbourne thường có những ngày nhiệt độ lên đến 40 độ vào mùa hè, thế nhưng chúng ta đã có những người ngày với nhiệt độ cao hơn nữa trong những năm trước".

"Vì vậy cả Melbourne và Sydney đã có lúc nhiệt độ lên đến 46 độ Celcius, với tình trạng nóng ấm toàn cầu, có khả năng là chúng ta sẽ đối phó với nhiệt độ còn khắc nghiệt hơn nữa và có thể lên đến 50 độ bách phân", Andrew King.
"Các hạ tầng cơ sở được thiết kế tốt hơn, có thể đối phó với hiện tượng nóng bức khắc nghiệt như vậy", Andrew King.
Tiến sĩ King nói rằng trong khi các điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt như vậy dường như có thể trở nên thường xuyên hơn, chuyện nầy vẫn được xem là khá hiếm khi xảy ra.

"Những loại nhiệt độ khắc nghiệt như vậy được dự đoán sẽ trở nên thường xuyên hơn, thế nhưng về chuyện nhiệt độ lên đến 50 độ thì là những tình trạng hiếm khi xảy ra trên thế giới, khi nhiệt độ trung bình tăng lên 2 độ theo hiệp định khí hậu Paris, thế nhưng đó là một khả năng có thể xảy ra".

Còn tiến sĩ Lewis nói rằng hậu quả của nhiệt độ gia tăng sẽ xảy ra khắp nơi.

"Các kết quả của chúng tôi cho thấy mọi người dân Úc dường như bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt và dường như sẽ ảnh hưởng lên khắp nước Úc".

"Chúng ta cũng xem xét các thay đổi trong vùng biển san hô mà chúng ta biết, rặng san hô Great Barrier Reef đã bị ảnh hưởng rất nhiều trong những năm qua".

"Vào năm 2016 và 2017, chúng ta chứng kiến hiện tượng san hô bị bạch hóa vốn thực sự gây ảnh hưởng đến tình trạng của vùng nầy, vì vậy với thời tiết nóng bức cực độ chúng ta sẽ thấy tình trạng đó tiếp diễn",Sophie Lewis.

Thế nhưng tiến sĩ King cho biết vẫn có thể giảm bớt hiệu quả của sự thay đổi khí hậu.

"Chúng ta tìm cách ngăn chận hiện tượng khí hậu khắc nghiệt ngay từ khi nó bắt đầu xảy ra hay ít nhất cũng giới hạn được việc xuất hiện của tình trạng nầy, bằng các giảm bớt khí thải nhà kính và trước tiên phải tìm cách ngăn chận hiện tượng nóng ấm toàn cầu quá mức".

Trong khi những mùa hè ngày càng khó chịu hơn dường như trở thành chuyện bình thường, tiến sĩ Andrew King cho biết nước Úc cần chuẩn bị thích hợp với những cơn nắng nóng cực độ như vậy.

"Chúng ta thực hiện cần phải thích hợp hóa và việc nầy sẽ rất khó khăn. Vì vậy một số trường hợp sẽ dẫn đến sự thay đổi trong văn hóa, liên quan đến hiện tượng nóng bức cực độ như vậy".

"Vì vậy hãy tránh đi ra ngoài vào giữa trưa, rõ ràng là không có các công việc ngoài trời trong những ngày nóng bức và chỉ cần giữ cho cơ thể không bị mất nước".

"Các hạ tầng cơ sở được thiết kế tốt hơn, có thể đối phó với hiện tượng nóng bức khắc nghiệt như vậy", Andrew King.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share