Ngày Holocaust quốc tế được tổ chức vào ngày 27/ 1 mỗi năm, nhân kỷ niệm ngày ỷ niệm ngày các tù nhân trong trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan, trại tập trung lớn nhất của Đức Quốc xã, được giải phóng vào năm 1945.
Và cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, cộng đồng người Do Thái ở Úc cũng tổ chức nhiều hoạt động nhân ngày này.
Trong đó, tại Melbourne, một buổi lễ được tổ chức với chương trình mà tiêu điểm là hồi ức của các nạn nhân sống sót từ nạn diệt chủng của Đức Quốc xã.
Có tới 6 triệu người Do Thái đã chết trong Thế chiến thứ hai.
Chủ tịch Cộng đồng Do Thái tiểu bang Victoria, Jennifer Huppert nói rằng, đây là một kí ức đầy đau thương, không thể nào quên.
Bà nói: "Những sự việc này diễn ra cách đây chưa phải là lâu, vậy nhưng, những ký ức về nó lại đang mờ nhạt dần. Và khi những người còn sống sót - những người là nạn nhân của chính sách diệt chủng tàn bạo ấy - đang ngày càng thưa vắng dần đi, thì điều quan trọng là chúng ta vẫn kể lại những câu chuyện ấy, từ những gì chúng ta đã lắng nghe, và truyền bá thông điệp về những nguy cơ có thể phát sinh một khi quyền làm người bị chà đạp”.Bà Huppert cho rằng, đây là dịp để cộng đồng Do Thái suy ngẫm và tưởng nhớ đến những gì mà những người thân và các thành viên gia đình họ đã chịu đựng trong thời kỳ diệt chủng đối với người Do Thái. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để đưa những thông điệp đến cộng đồng rộng lớn hơn.
"Cộng đồng muốn bảo đảm rằng, những người trẻ tuổi sẽ mãi ghi nhớ những kí ức về Holocaust, và hiểu được rằng, hận thù về mặt chủng tộc có thể dẫn tới đâu. Lễ kỷ niệm hôm nay diễn ra vào thời điểm chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy đáng báo động của sự cố chấp, hận thù chủng tộc và chủ nghĩa bài Do Thái trên khắp thế giới và có khả năng sẽ tác động đến những người dân Úc. Bởi vậy, chúng ta cần lên tiếng, chống lại chủ nghĩa bài chủng tộc dưới mọi hình thức" - ông Vic Alhadeff, Phó Giám đốc điều hành Hội đồng Do Thái tiểu bang NSW.
Bà Huppert cho biết: “Một số khảo sát được thực hiện gần đây cho thấy, nhiều người – chiếm một tỉ lệ đáng kể trong cộng đồng, cả ở nước Úc này lẫn trên thế giới, không biết rõ về những gì đã xảy ra trong thời kỳ xảy ra nạn diệt chủng với người Do Thái. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng, tổ chức các sự kiện tưởng niệm như thế này vẫn đóng một vai trò vai trò giáo dục rất quan trọng".
Trong khi đó, một buổi lễ cũng được tổ chức tại Bảo tàng Do Thái ở Sydney hôm chủ nhật, ngày 27/1, kỷ niệm ngày các tù nhân trong trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan được giải phóng.
Vic Alhadeff, Phó Giám đốc điều hành Hội đồng Do Thái tiểu bang NSW, nhấn mạnh rằng, sự tham gia của nhiều thế hệ trong buổi lễ năm nay là rất đáng quý: “Cộng đồng muốn bảo đảm rằng, những người trẻ tuổi sẽ mãi ghi nhớ những kí ức về Holocaust, và hiểu được rằng, hận thù về mặt chủng tộc có thể dẫn tới đâu. Lễ kỷ niệm hôm nay diễn ra vào thời điểm chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy đáng báo động của sự cố chấp, hận thù chủng tộc và chủ nghĩa bài Do Thái trên khắp thế giới và có khả năng sẽ tác động đến những người dân Úc. Bởi vậy, chúng ta cần lên tiếng, chống lại chủ nghĩa bài chủng tộc dưới mọi hình thức’".
Ông Alhadeff cho rằng, việc nâng cao ý thức về nguy cơ trỗi dậy của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là rất quan trọng.
“Chẳng hạn như ở Đức, có một đảng chính trị mới - đảng Sự lựa chọn mới cho nước Đức mang tư tưởng phát xít mới, đã đường hoàng bước vào cơ quan dân cử quyền lực, với 92 ghế trong Quốc hội. Điều này thật đáng sợ bởi nó diễn ra ngay tại quốc gia nơi từng xảy ra vụ thảm sát. Chúng ta cũng nhìn thấy sự trỗi dậy của các đảng phát xít mới ở Hy Lạp, hay ở Hungary chẳng hạn. Và ngay cả tại Úc, có một nhóm cực đoan, không phải là một đảng chính trị nhưng là một nhóm cực đoan, đã nổi lên trong vài năm qua với lô gô hình chữ thập ngược. Bởi vậy, tất cả chúng ta cần nhận thức được nguy cơ trỗi dậy của sự cố chấp, của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự phân biệt đối xử về chủng tộc dưới mọi hình thức, ở trên toàn thế giới, kể cả ngay tại Úc” – ông nhấn mạnh.